Cách bày mâm cỗ Trung thu đơn giản nhất
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCách bày mâm cỗ Trung thu đơn giản nhất |
Cách bày mâm cỗ Trung thu đơn giản nhất
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách bày mâm cỗ Trung thu đơn giản nhất nhưng vẫn không kém phần đẹp mắt, đầy màu sắc, là kỉ niệm tuổi thơ khó quên.
Mâm cỗ Trung Thu là gì?
Mâm cỗ Trung thu chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Trước hết mâm cỗ trung thu để cúng tổ tiên, trời đất, sau đó là lúc mà mọi người trong gia đình có thể quây quần bên nhau, cùng phá cỗ, cùng trò chuyện.
Ở mỗi vùng miền, cách bày mâm cỗ trung thu sẽ có sự điều chỉnh riêng biệt để phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán ở nơi đó. Tương tự cách bài trí mâm cỗ trung thu cũng vậy, tuy nhiên có một số loại phổ biến mà khắp mọi nơi đều lựa chọn gồm:
Mâm ngũ quả
Bánh trung thu
Các loại đèn truyền thống
Ý nghĩa của mâm cỗ Trung Thu
Mâm cỗ trung thu không thể thiếu được trong ngày tết trung thu, trước hết để cúng tổ tiên, trời đất, sau đó là để mọi người phá cỗ trong lúc chị Hằng đẹp nhất vào đêm trung thu.
Theo quan niệm của nhiều người, mâm cỗ Trung Thu còn là thứ để cầu mong cho mưa thuận gió hòa giúp mọi người cả năm làm ăn thuận lợi. Thông thường mâm cỗ tết trung thu truyền thống được bày ra đẹp mắt, cân bằng âm dương và đầy đủ ngũ quả với đủ trạng thái như xanh, chín tự nhiên. Mỗi loại trái cây đều có những ý nghĩa riêng và tượng trưng cho những điều tốt lành sẽ tới với mọi thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, các loại bánh Trung thu, bánh dẻo cũng được bày biện cùng mâm cỗ.
Cách bày mâm cỗ Trung thu đơn giản nhất
Cách bày trí mâm cỗ Trung thu miền Bắc
Mâm ngũ quả Trung Thu miền Bắc thường gồm đào, chuối, hồng, bưởi, quýt – đây là những loại quả thường có vào mùa thu ở miền Bắc. Có thể thay thế bưởi bằng Phật Thủ để mâm ngũ quả thêm tươi mới và đa dạng.
Cách bày mâm cỗ trung thu truyền thống miền Nam
Miền Nam với khí hậu ôn hoà và đây là vùng đất màu mỡ với nhiều miệt vườn trù phú nên giúp cho nhiều loại hoa quả trở nên phong phú, ngon ngọt hơn. Điều này giúp cho mâm cỗ Trung thu miền Nam cũng rất đầy đủ với nhiều loại bánh nướng, bánh dẻo truyền thống.
Bên cạnh bánh ngon thì không thể thiếu mâm ngũ quả được miền Nam rất chú trọng bởi mang tính biểu tượng ý nghĩa đó là: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với mong muốn “Cầu sung vừa đủ sài”. Và ngoài những điểm chung có trong mâm ngũ quả của 3 miền thì bạn sẽ nhận ra được rằng mâm cỗ miền Nam có thêm chân đế là 3 quả dứa (trái thơm) để thể hiện sự vững vàng, mong ước gia đình đông con nhiều cháu.
Đối với người miền Nam thì cuộc sống khá thoải mái và có phần phóng khoáng nhưng vẫn có những điều kiêng trị khi bày mâm cỗ cúng rằm đó là không bày trí các loại quả như là chuối, lê, táo, cam, quýt.
Cách bày mâm cỗ trung thu ở miền Trung
Chọn quả to, nặng thì đặt ở dưới, những quả nhỏ nhẹ thì để xen kẽ bên trên sao cho vững chãi và đẹp mắt.
Có thể điểm thêm một vài bông hoa cúc vàng để mâm cỗ thêm tươi sáng.
Trên đây là cách bày mâm cỗ Trung thu đơn giản nhất của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Chúc các bạn thành công!
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại