Các hãng hàng không sẽ phải có trách nhiệm nếu hoãn, hủy chuyển bay
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo đó, Thông tư 27/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, hãng hàng không phải thông báo cho hành khách khi chuyến bay bị chậm 15 phút trở lên.
Cụ thể, nội dung thông báo gồm có lý do việc chậm chuyến; thời gian cất cánh dự kiến hoặc kế hoạch bay thay thế; kế hoạch phục vụ hành khách; bộ phận trợ giúp hành khách. Đồng thời, hãng vận chuyển phải xin lỗi hành khách vì chậm, hủy chuyến.
Bên cạnh đó, trong thời gian chờ đợi, hãng bay phải phục vụ ăn uống cho hành khách tùy theo thời gian chậm, hủy chuyến.
Nếu trường hợp chậm từ 2 giờ phải phục vụ nước uống; từ 3 giờ trở lên phải phục vụ ăn; từ 6 giờ trở lên (đối với chuyến bay từ 7g đến trước 22g) phải bố trí nơi nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của sân bay.
Trường hợp hoãn, hủy chuyến vào thời gian từ 22g hôm trước đến 7g sáng hôm sau, các hãng phải bố trí chỗ ngủ, nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương hoặc giải pháp thay thế nếu được sự đồng ý của hành khách.
Ngoài ra, phải nhanh chóng bố trí sắp xếp chuyến bay tiếp theo sớm nhất để hành khách có thể đến được điểm cuối hành trình một cách thuận tiện nhất.
Bộ GT-VT cũng quy định 4 mức bồi thường đối với chuyến bay trong nước và 4 mức đối với chuyến bay quốc tế.
Cụ thể, đối với đường bay trong nước, mức bồi thường hủy, chậm chuyến kéo dài là từ 200.000 đồng/người/đường bay dưới 1.000 km; 400.000 đồng/người/đường bay từ 1.000 km trở lên.
Đường bay quốc tế, mức bồi thường từ 25 USD/người/đường bay dưới 1.000 km và 150 USD/người/đường bay trên 5.000 km.
Việc bồi thường được thực hiện bằng tiền mặt, vé miễn cước hoặc chuyển khoản cho hành khách. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm giám sát việc bồi thường cho hành khách.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại