Chủ nhật 24/11/2024 19:55
Vụ việc làm giả giấy xét nghiệm cho khán giả vào Sân vận động Mỹ Đình

Các đối tượng có thể bị xử lý nhiều tội danh

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo luật sư, nhóm nhân viên phòng khám y tế làm giả giấy xét nghiệm cho khán giả vào SVĐ Mỹ Đình có thể bị xử lý theo tình tiết định khung “Thu lợi bất chính từ 10 triệu đến dưới 50 triệu đồng” tại điểm đ khoản 2 Điều 341, BLHS năm 2015 với khung hình phạt từ 2 đến 5 năm.
Lực lượng CA lập biên bản tại chỗ đối với nhóm tổ chức test nhanh Covid-19 trái phép
Lực lượng CA lập biên bản tại chỗ đối với nhóm tổ chức test nhanh Covid-19 trái phép

Vừa qua, vụ việc làm giả giấy xét nghiệm cho cổ động viên (CĐV) theo dõi trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Nhật Bản đang thu hút sự chú ý rất lớn từ dư luận. Được biết, vào khoảng 18g ngày 11-11, lực lượng chức năng quận Nam Từ Liêm trong lúc kiểm tra an ninh trật tự phía ngoài SVĐ Mỹ Đình đã phát hiện và bắt giữ nhóm nhân viên của phòng khám tự ý tổ chức xét nghiệm nhanh nCoV cho khán giả vào sân.

Theo cơ quan chức năng, nhóm này có dấu hiệu không test mà chỉ điền kết quả xét nghiệm rồi bán cho CĐV với giá từ 100.000 đến 200.000 đồng/phiếu. Được biết, tại thời điểm trước khi trận đấu diễn ra, nhóm này đã cấp ra hơn 300 phiếu xét nghiệm và thu lợi trái phép gần 50 triệu đồng trong ngày 11-11. Ngoài ra, họ còn có dấu hiệu làm giả một số giấy tờ, con dấu của cơ quan có thẩm quyền.

Theo lời khai từ các đối tượng, dù không được cơ quan có thẩm quyền cho phép, phòng khám này vẫn tự ý điều nhân viên tới dựng lều bạt, bán kết quả xét nghiệm cho người dân phía ngoài SVĐ Mỹ Đình. Cơ quan chức năng cũng xác định, nhiều giấy tờ của đơn vị này còn có dấu hiệu giả mạo thông tin của các cơ quan Nhà nước.

Theo luật sư Đinh Thị Nguyên, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho hay, hành vi làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 để bán cho những khán giả có nhu cầu nhằm kiếm lời là hành vi đáng lên án, không thể chấp nhận về cả góc độ luật pháp và hành vi về đạo đức. CQĐT sẽ điều tra tính chất hành vi, những người liên quan mà xem xét xử lý hình sự.

Cụ thể, nếu xác minh con dấu được sử dụng để đóng vào giấy xác nhận kết quả test Covid-19 là dấu giả thì các đối tượng có thể bị xử lý hình sự về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” theo quy định tại Điều 341, BLHS năm 2015 với mức phạt cao nhất của tội này lên đến 7 năm tù.

Ngoài ra, theo tài liệu CQCA cung cấp, từ trưa 11-11 tới trước khi trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Nhật Bản diễn ra, nhóm này đã bán ra hơn 300 phiếu xét nghiệm, thu lợi bất chính gần 50 triệu đồng. Với số tiền này, nhóm nhân viên phòng khám y tế trên có thể bị xử lý theo tình tiết định khung “Thu lợi bất chính từ 10 triệu đến dưới 50 triệu đồng" quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 341, Bộ luật này với khung hình phạt áp dụng là từ 2 đến 5 năm tù.

Cơ quan chức năng cũng xác định, nhóm nhân viên không được cấp phép thực hiện hoạt động xét nghiệm. Tuy nhiên, họ vẫn dựng lều, bạt ngoài sân vận động để thực hiện hoạt động này dưới sự chỉ đạo của Giám đốc phòng khám. Do đó, CQĐT cần xem xét thêm trách nhiệm của người đứng đầu phòng khám.

Luật sư Nguyên cũng cho biết, trong trường hợp này, nếu qua xác minh xác định con dấu thật, nhưng được các đối tượng tổ chức sử dụng đóng dấu xác nhận khống, đóng dấu xác nhận mà không theo quy trình test Covid-19 của Bộ Y tế thì có thể xử lý hình sự về hành vi “Giả mạo trong công tác” được quy định tại Điều 359, BLHS năm 2015 với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù. Thậm chí, có thể xử lý về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174, BLHS năm 2015 với mức phạt cao nhất của tội danh là tù chung thân.

“Cơ quan chức năng cần nhanh chóng điều tra để xử lý nghiêm khắc các đối tượng phạm pháp để răn đe. Ngoài ra cần có chế tài xử lý mạnh tay đối với những người biết rõ giấy tờ xét nghiệm là giả, là không đúng pháp luật nhưng vẫn bất chấp, làm ngơ. Với những hành động này không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn trái với lương tâm, đạo đức trong công cuộc phòng, chống dịch hiện nay. Đồng thời cơ quan chức năng có biện pháp tuyên truyền hiệu quả vấn đề này đến toàn dân được biết mà phòng tránh”, luật sư Nguyên bày tỏ quan điểm.

Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quy định pháp luật về hành vi lừa đảm chiếm đoạt tài sản

Quy định pháp luật về hành vi lừa đảm chiếm đoạt tài sản

Làm giả giấy tờ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những thủ đoạn lừa đảo phổ biến hiện nay và ngày càng trở nên tinh vi, khó đoán. Vậy, tội "Làm giả giấy tờ để chiếm đoạt tài sản" sẽ bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Phá đường dây tiêu thụ xe gian sang Campuchia từ vụ bắt gã thanh niên “dạt vòm”

Phá đường dây tiêu thụ xe gian sang Campuchia từ vụ bắt gã thanh niên “dạt vòm”

Tiến hành mở rộng vụ án vụ án trộm cắp, Công an quận Đống Đa, Hà Nội đã điều tra làm rõ các đối tượng chuyên tiêu thụ xe gian số lượng lớn.
Một cơ sở kinh doanh tinh dầu và thuốc lá điện tử nhập lậu trên phố An Dương

Một cơ sở kinh doanh tinh dầu và thuốc lá điện tử nhập lậu trên phố An Dương

Công an quận Tây Hồ, Hà Nội thông tin, lực lượng chức năng vừa phát hiện, xử lý một cơ sở kinh doanh tinh dầu và thuốc lá điện tử nhập lậu…
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Trong thời gian 1 tháng, các tổ công tác 141 trong quá trình làm nhiệm vụ đã phát hiện 83 vụ việc, 93 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự,
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động