Các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCông ty Kỹ thuật Điện thông là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Công Thương Hà Nội. Ảnh: Khánh Huy |
Áp dụng mức phạt tiền vi phạm hành chính cao hơn
Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), PGS.TS Nguyễn Văn Quang, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, báo cáo tổng kết thi hành Luật Thủ đô hiện hành đã đưa ra những con số thống kê khả quan về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, xây dựng và đất đai, theo đó việc quy định và áp dụng mức phạt tiền cao hơn đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực nêu trên ở khu vực nội thành đã có tác dụng răn đe rõ rệt, ý thức chấp hành pháp luật của người dân đã được nâng cao, số lượng các vụ việc vi phạm hành chính đã giảm đáng kể đặc biệt là vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật Thủ đô hiện hành và Luật Xử lí vi phạm hành chính trong thời gian qua cho thấy, ngoài ba lĩnh vực: văn hoá, xây dựng và đất đai, vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực khác như quảng cáo, phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng xảy ra khá phổ biến”, tác động rất tiêu cực đến văn minh đô thị, trật tự an toàn xã hội ở đô thị, đặc biệt là đối với Thủ đô Hà Nội.
Vụ cháy chung cư mini 10 tầng xảy ra tại Hà Nội vào ngày 12/9/2023 gây ra những thiệt hại nặng nề về tính mạng, tài sản của người dân và rất nhiều hệ lụy khác là một ví dụ điển hình khẳng định sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Dự thảo Luật đã bổ sung vi phạm hành chính trong ba lĩnh vực quảng cáo, phòng cháy, chữa cháy và an toàn vệ sinh thực phẩm vào nhóm các vi phạm hành chính mà HĐND TP Hà Nội có thẩm quyền quy định mức phạt tiền cao hơn (điểm a khoản 1 Điều 36) là phù hợp.
Áp dụng biện pháp cưỡng chế đặc thù
PGS.TS Nguyễn Văn Quang cho biết thêm, ngoài việc bổ sung ba loại vi phạm hành chính mà HĐND TP Hà Nội có quyền quy định mức phạt cao hơn, điểm d khoản 2 Điều 35 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) còn đưa ra quy định trao thẩm quyền cho Chủ tịch UBND các cấp ở TP Hà Nội được áp dụng “biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lí vi phạm hành chính bằng việc yêu cầu các DN, tổ chức cung ứng dịch vụ điện, nước ngừng cung cấp dịch vụ đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thủ đô” (điểm b khoản 2 Điều 35 Dự thảo Luật). Đây cũng quy định đặc thù áp dụng cho địa bàn Thủ đô mà Dự thảo Luật đưa ra bởi lẽ biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước không nằm trong danh mục các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lí vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lí vi phạm hành chính.
PGS.TS Nguyễn Văn Quang cho rằng, ông không đồng tình áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trong xử lí vi phạm hành chính và kiến nghị Ban soạn thảo Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) không nên quy định biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước là biện ngăn chặn, bảo đảm xử lí vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thủ đô.
Bởi lẽ, để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội cho địa bàn Thủ đô, nhà làm luật có thể tính đến phương án quy định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong thời gian dài hơn so với các trường hợp vi phạm hành chính thông thường khác.
Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá trên địa bàn Thủ đô đang diễn ra với tốc độ rất nhanh và mức độ chênh lệch giữa khu vực nội thành (gồm các quận của TP Hà Nội) và khu vực ngoại thành (các huyện, thị xã của TP Hà Nội) là không đáng kể và sẽ là không công bằng nếu áp dụng “hai chế độ xử phạt khác nhau”.
Vì vậy, Dự thảo Luật đã xác định phạm vi không gian áp dụng các quy định đặc thù về mức phạt tiền đối với một số loại vi phạm hành chính là “trên địa bàn Thủ đô” thay vì “khu vực nội thành” như trước đây. Tuy nhiên, việc mở rộng này không phải không có giới hạn, Ban soạn thảo có thể tính đến phương án giao cho HĐND TP Hà Nội xác định các khu vực, địa bàn cụ thể của Thủ đô được áp dụng quy định đặc thù về xử phạt vi phạm hành chính thay vì quy định chung “trên địa bàn Thủ đô” như Dự thảo hiện nay.
Hà Nội đề cao tính kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ | |
Sở Tư pháp TP Hà Nội đã thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về luật sư | |
Thu hút nhiều chủ thể xây dựng, phát triển Thủ đô |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại