Thứ hai 25/11/2024 12:18
Xét xử sai phạm xảy ra tại trường ĐH Đông Đô

Các bị cáo thừa nhận, không bị oan

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 23-12, phiên tòa xét xử 10 bị cáo trong vụ bằng giả xảy ra tại trường ĐH Đông Đô tiếp tục được diễn ra ở phần xét hỏi…
Bị cáo Hòa khai trước tòa
Bị cáo Hòa khai trước tòa

Theo đó, trả lời các câu hỏi của HĐXX, cựu Hiệu trưởng trường ĐH Đông Đô Dương Văn Hòa thừa nhận cáo trạng truy tố là đúng, không oan. Quá trình điều tra, bị cáo không bị ép cung, nhục hình. Bị cáo Hòa khai, các thành viên tham gia Hội đồng quản trị (HĐQT) nhưng không góp vốn. Người góp vốn thành lập trường ĐH Đông Đô là ông Trần Khắc Hùng và một số Cty. Bản chất chủ sở hữu nhà trường là ông Trần Khắc Hùng. Các thành viên tham gia HĐQT để nhà trường có đầy đủ ban bệ.

Như lời bị cáo Dương Văn Hòa, bị cáo được bổ nhiệm chức Hiệu trưởng từ tháng 6-2017. Trường ĐH Đông Đô có chủ trương đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh từ cuối năm 2017, đầu năm 2018, với học phí thấp nhất là 29 triệu đồng, cao nhất là 35 triệu đồng. Chủ trương cấp văn bằng 2 tiếng Anh không qua đào tạo là do Trần Khắc Hùng quyết định và không thông qua HĐQT, Ban giám hiệu mà chỉ đạo trực tiếp đến tất cả bị cáo.

Bị cáo Hòa cho biết, không được bồi dưỡng và “hưởng tiền chênh lệch”. Bị cáo đã tích cực hợp tác với CQĐT để làm rõ vụ án, thể hiện việc khai báo chi tiết, rõ ràng. “Bị cáo tin tưởng anh Hùng vì anh Hùng nói cứ yên tâm làm đi, những vi phạm của trường không nguy hiểm lắm đâu, sau đó bị cáo mới biết là nghiêm trọng” – lời bị cáo.

Trong khi đó, bị cáo Trần Kim Oanh, cựu Phó Hiệu trưởng xác nhận, ông Hùng, Chủ tịch HĐQT là người đặt quy định, mỗi nhân viên của trường phải “môi giới, lôi kéo” về cho trường, mỗi năm ít nhất 4- 10 hồ sơ xin làm giả văn bằng 2, điều này được quy định cụ thể trong các văn bản của trường, được ban hành công khai. Với mỗi hồ sơ “kéo về” cho trường, nhân viên được trường trích lại và chia cho ít nhất 7 triệu đồng, tùy theo số tiền học phí mà học viên nộp. “Đây được gọi là tiền thưởng, do nhà trường quy định chứ không phải tiền học viên cảm ơn”, bà Oanh, giải thích về số tiền 48 triệu đồng hưởng lợi bất chính.

Bị cáo Lê Ngọc Hà nói, hưởng lợi 100 triệu đồng, là tiền Cty thưởng do Hà đã “môi giới” được nhiều hồ sơ, số lượng người đã môi giới, Hà không nhớ rõ. Mỗi học viên nộp cho Hà từ 29- 35 triệu đồng học phí để nhận được bằng. Tổng số tiền “học phí” Hà nhận từ những học viên này là 1,8 tỷ đồng. Từ số tiền này, Hà nộp 800 triệu đồng về quỹ của trường.

“Sau khi có xì xào về việc trường làm bằng giả, một số học viên đòi lại tiền, nên bị cáo phải trả lại họ 900 triệu đồng, còn giữ lại 100 triệu đồng”, bị cáo khai và cho biết khi bị điều tra, khởi tố, đã tự nguyện nộp lại. Về số tiền các học viên nộp vào trường để mua bằng giả, bị cáo Nguyễn Thị Huệ, Trưởng phòng tài vụ cho biết, không được đánh dấu hay mã hóa riêng trong các tài liệu thu chi của trường. Việc đóng học phí có thể nộp ngay khi đăng ký, cũng có thể nộp trước khi lấy bằng, “nhưng chưa nộp tiền thì chưa được nhận bằng”, Huệ khai.

Cũng theo các bị cáo, quy định của trường có công khai việc trích thưởng cho nhân viên cho mỗi hồ sơ được “môi giới” trót lọt, song bị cáo Huệ khai không nắm cụ thể, mỗi người đã được chia bao nhiêu tiền. Theo cáo buộc, Huệ được hưởng lợi 65 triệu đồng. Người được hưởng lợi nhiều nhất theo cáo buộc của VKSND là bị cáo Trần Ngọc Quang, cựu Phó trưởng Phòng đào tạo và quản lý sinh viên, 830 triệu đồng.

Trần Ngọc Quang, cựu Phó trưởng Phòng Đào tạo và quản lý sinh viên trường ĐH Đông Đô, thì cho rằng, hưởng lợi 285 triệu đồng thu thêm của 37 người và được họ “bồi dưỡng”.

Các bị cáo còn lại cũng tỏ ra thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội như tài liệu truy tố. Hầu hết các bị cáo này đều cho rằng bản thân chỉ là người làm công ăn lương và việc thu tiền, hưởng lợi trong quá trình cấp bằng giả là theo chỉ đạo của Trần Khắc Hùng và cấp trên.

Đáng chú ý, tại phiên tòa, đại diện trường ĐH Đông Đô, Hiệu trưởng đương nhiệm, ông Lê Ngọc Tòng trình bày, “không rõ” về lượng tiền thu bất chính hay việc sử dụng số tiền này như thế nào, do mới về trường từ cuối năm 2019. Ông cho biết, các nguồn thu được sử dụng chung cho rất nhiều hoạt động của trường, không thể phân định tiền thu từ nguồn nào sẽ sử dụng cho việc nào.

Phần hỏi, luật sư của trường nêu, con số thiệt hại 7,1 tỷ mà VKSND yêu cầu trường ĐH Đông Đô và các bị cáo liên đới phải trả là không đúng.

Tại tòa, đại diện Bộ GD&ĐT có đơn xin xét xử vắng mặt. Vì đã có đầy đủ lời khai tại CQĐT nên tòa xác định, sự vắng mặt không ảnh hưởng đến phiên xét xử và được các bị cáo và 13 luật sư bào chữa đều nhất trí.
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Điều tra làm rõ vụ 3 người tử vong dưới mương nước ở Hà Nội

Điều tra làm rõ vụ 3 người tử vong dưới mương nước ở Hà Nội

Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nộ đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc 3 người tử vong dưới mương nước xảy ra tại xã Đồng Lạc.
Triệt phá nhóm thanh thiếu niên manh động trên đường phố lúc nửa đêm

Triệt phá nhóm thanh thiếu niên manh động trên đường phố lúc nửa đêm

Thời gian vừa qua, dọc tuyến đường bao biển thành phố Hạ Long – Cẩm Phả (Quảng Ninh) vào ban đêm xuất hiện nhóm thanh thiếu niên đi xe máy tốc độ cao, cầm theo hung khí có hành vi gây thương tích và đập phá phương tiện của người đi đường.
Lý do người phụ nữ ở Long Biên mất trắng gần 2 tỷ đồng

Lý do người phụ nữ ở Long Biên mất trắng gần 2 tỷ đồng

Thời gian qua, xuất hiện thủ đoạn lừa đảo qua hình thức mạo danh ngân hàng để tuyển dụng nhân viên. Các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân tham gia trải nghiệm dự án của ngân hàng rồi dẫn dắt nạn nhân đầu tư để chiếm đoạt tiền.
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Trong thời gian 1 tháng, các tổ công tác 141 trong quá trình làm nhiệm vụ đã phát hiện 83 vụ việc, 93 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự,
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động