Bỗng dưng gầy tọp, tưởng giảm cân thành công hóa ra mắc bệnh… mãn tính
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênKèm theo cân nặng bị tụt nhanh chóng thì sức khỏe anh Hải giảm sút, hết sốt lại đến mưng mủ, áp-xe ở vết sứt nhỏ, người lúc nào cũng trong tình trạng “hụt hơi”. Lúc này mọi người trong nhà giục anh đi khám sức khỏe xem có vấn đề gì bất thường hay không. Khi bác sỹ thông báo anh bị đái tháo đường (tiểu đường), anh vẫn không tin nổi vì nghĩ mình còn trẻ.
Thực tế hiện nay cho thấy, tình trạng người trẻ tuổi bị đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa. Nghiên cứu mới nhất của BV Nội tiết Trung ương trên 2.810 trẻ em lứa tuổi từ 11-14 tuổi vừa qua trên toàn quốc cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của bệnh đái tháo đường ở nhóm đối tượng này.
Theo đó, đã có 178 trẻ (6,2%) mắc rối loạn glucose máu, trong đó lứa tuổi trẻ nhất (11 tuổi) có tỷ lệ mắc cao nhất (8,1%); trong khi ở nhóm tuổi lớn hơn có rối loạn glucose máu thấp hơn. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ là 27,8%, trong đó thừa cân là 17,9% và béo phì là 9,9%.
Nói về dấu hiệu của bệnh tiểu đường, tại Hội thảo “Chăm sóc sức khỏe toàn diện thời 4.0” do BV Đa khoa Phương Đông (Hà Nội) tổ chức ngày 24-4, ThS-BS. Chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Tường Vân cho biết: Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và gầy nhiều. Bệnh nhân rất thích ăn ngọt. “Khi bệnh nhân có 2 dấu hiệu hoặc 1 trong 4 dấu hiệu là cần nên đi kiểm tra xem có bị tiểu đường không”.
Tuy nhiên theo BS. Tường Vân, có nhiều người giai đoạn sớm của bệnh mà không biết, chỉ khi xuất hiện các biến chứng mới phát hiện được bệnh. Lúc đó đã gặp phải biến chứng, đặc biệt “rất tiếc rất nhiều trường hợp phát hiện suy thận do tiểu đường kéo dài mà không biết”.
Những dấu hiệu biến chứng của tiểu đường như: Bệnh nhân hay gặp các viêm da, tê buốt đầu chi. Nhiều khi chỉ cần chạm vào đâu là có cảm giác như bị điện giật. Hoặc thường xuyên có biểu hiện viêm phế quản, dấu hiệu nhiễm trùng…
ThS-BS. Nguyễn Thị Tường Vân cho biết, dấu hiệu của bệnh tiểu đường là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và gầy nhiều (ảnh V.H) |
Để phát hiện kịp thời bệnh đái tháo đường, BS. Tường Vân đưa ra lời khuyên: Những lứa tuổi ngoài 35 nên đi kiểm tra đường huyết định kỳ 6 tháng/lần. Khi phát hiện bệnh cần phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, muốn phòng tránh bệnh tiểu đường, chúng ta phải hạn chế tất cả các loại thực phẩm đưa nhiều gluxit-đường vào trong cơ thể. Có thể là đường trực tiếp như đường kính, đường trắng; đường từ hoa quả; đường chuyển hóa từ hoa quả…
“Chẳng hạn hàm lượng gạo có tới 90 gluxit trong 100gr gạo. Nếu như ăn gạo, cơm tẻ, cơm nếp sẽ rất nhiều đường gluxit khi vào cơ thể chuyển hóa thành đường gluco là cho tăng đường huyết”, BS. Tường Vân nói.
Mọi người cần chủ động trong việc tiết chế chế độ ăn. Một chế độ hợp lý đối với những người tiểu đường là hạn chế ăn tinh bột, ăn trái cây ngọt. Thay vào đó ăn những thực phẩm làm giảm khả năng đói nhưng không có nhiều tinh bột như ăn nhiều rau, đậu phụ, khoai sọ,... Hoa quả nên ưu tiên thanh long, ổi, táo xanh, táo chua thay vì táo ngọt, bưởi da xanh... Không phải là cấm hoàn toàn mà mọi người nên hạn chế ăn những trái cây quá ngọt như mít, vải…
Đái tháo đường hiện là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các loại bệnh tật tại Việt Nam, sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Số liệu thống kê từ Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) cho thấy, cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân đái tháo đường mắc mới, và cứ mỗi 8 giây có 1 người chết do đái tháo đường. Tại Việt Nam, số liệu từ Hội Nội tiết và Đái tháo đường cho biết, hiện có tới 3,53 triệu người đang “chung sống” với căn bệnh đái tháo đường. Mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan. Dự báo, số người bắc bệnh có thể tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Bộ Y tế cho biết, cả nước mới có chỉ có 29% người bệnh bị đái tháo đường được quản lý tại các cơ sở y tế, trong khi số chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015 là 71%. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại