“Bí quyết” cảm hóa những đối tượng “cứng đầu” trong trại giam
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSẵn sàng chờ ngày đặc xá
Đại tá Phạm Xuân Kiểm bảo rằng, coi là chuyện thường nhật, đồng nghĩa với việc mình có niềm tin sẽ cảm hóa giáo dục họ thành người có ích. Bởi thế, rất nhiều phạm nhân từng có lúc vi phạm kỷ luật, nhưng được chính Đại tá Phạm Xuân Kiểm gọi lên, gặp riêng, chia sẻ những điều được và mất khi họ tiếp tục “cứng đầu”. Đa số, họ đã nhận ra lỗi lầm và hiểu được một nguyên lý, đó là khi vào trại cải tạo, chỉ có con đường lao động, học tập chăm chỉ, có kết quả cải tạo khá tốt, thì ngày về của họ mới ngắn lại. Và có lẽ, như một guồng quay, rất nhiều phạm nhân nơi phân trại Đại tá Phạm Xuân Kiểm đang khấp khởi, chuẩn bị hành lý, chờ ngày nhận Quyết định của Chủ tịch nước được đặc xá vào dịp 2-9 năm nay.
Đại tá Phạm Xuân Kiểm cho biết Trại giam Ninh Khánh có gần 100 hồ sơ được xét đặc xá năm nay |
Đại tá Phạm Xuân Kiểm cho biết, ngay sau khi nhận được chỉ đạo của Bộ Công an về công tác đặc xá năm nay, căn cứ vào tiêu chí xét đặc xá, Trại giam Ninh Khánh đã tiến hành triển khai đến toàn bộ cán bộ, chiến sỹ và phạm nhân trong trại. Để phạm nhân và cán bộ giáo dục rà soát, bình bầu những người đủ tiêu chuẩn đề xuất lên ban giám thị. Đồng thời, Ban giám thị trại giam cũng tiến hành rà soát hồ sơ những phạm nhân đủ tiêu chuẩn theo tinh thần chỉ đạo không bỏ sót và cũng không để lọt những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện vào danh sách đặc xá. Sau gần 1 tháng triển khai, Trại giam Ninh Khánh đã lựa chọn được gần 100 hồ sơ đủ điều kiện đặc xá, trình Hội đồng tư vấn đặc xá thẩm định, xem xét và báo cáo Thủ tướng, trình Chủ tịch nước ra quyết định đặc xá.
Cũng theo Đại tá Phạm Xuân Kiểm thì những phạm nhân nằm trong diện đủ điều kiện đặc xá năm nay của trại giam Ninh Khánh, họ rất phấn khởi, mong đợi ngày được nhận quyết định đặc xá. Vì bao phấn đấu của họ đã được ghi nhận và được hưởng đặc xá của Chủ tịch nước, đồng nghĩa với việc họ chuẩn bị có những ngày tháng mới, được tự do và làm lại cuộc đời, báo hiếu cha mẹ và trả ơn những người đã giúp đỡ họ trong lúc khó khăn của cuộc đời. “Mỗi người trong số họ đều có những dự định riêng cho tương lai của mình sau khi được đặc xá. Nhưng tôi thấy niềm vui chung của phạm nhân, đó là được hưởng đặc ân của Đảng và Nhà nước, và họ tiếp tục được trao cơ hội để sớm phấn đấu, trở thành người có ích cho cộng đồng và xã hội...”, Đại tá Phạm Xuân Kiểm cho biết.
Đánh giá về tiêu chí xét đặc xá năm nay, Đại tá Phạm Xuân Kiểm cho biết tiêu chuẩn xét đặc xá rất chặt chẽ, dân chủ, khách quan và công minh. Ngoài những phạm nhân nằm trong diện đặc xá lần này, thì những phạm nhân khác cũng lấy đó là động lực để phấn đấu cải tạo. Phạm nhân Vũ Mạnh Tường, SN 1987, trú tại xã Đông Sơn, Nam Trực, Nam Định là một ví dụ. Tường phạm tội giết người, cố ý gây thương tích nên bị kết án 17 năm tù giam. Trong quá trình cải tạo trong trại, Tường luôn bướng bỉnh, liên tục vi phạm nội quy, thậm chí còn gây thêm tội khi đang trong trại cải tạo và bị điều chuyển hết đội này sang đội khác và chuyển từ phân trại này sang phân trại khác nhưng tính nết vẫn bướng bỉnh. Thế nhưng từ khi về phân trại số 2 cải tạo được Đại tá Kiểm phân tích thiệt hơn, Tường đã nhận ra lỗi lầm và cái sai của mình. Phạm nhân này đã chăm chỉ lao động cải tạo và năm nay, Vũ Mạnh Tường tiếp tục được giảm án. Dù chưa nằm trong danh sách đặc xá năm nay, nhưng tâm sự với cán bộ giáo dục tại trại giam, Tường bảo thấy các bạn tù khác được hưởng đặc xá, đang hân hoan, chờ đón ngày được tha tù, anh ta cũng vui lây và đó như một nguồn động lực để Tường tiếp tục hăng say lao động và mong sớm được như các bạn tù khác...
Vun xới mầm thiện trong những tâm hồn tội lỗi
Nếu chỉ nhìn dáng vẻ bề ngoài của Đại tá Phạm Văn Kiểm và cách nói chuyện giản dị, hài hước và ánh mắt nghiêm nghị thì sẽ nhiều người lần đầu tiếp xúc cảm giác anh là một thầy giáo nghiêm khắc. Thế nhưng qua cách nói chuyện của anh và nhất là khi nghe anh nói chuyện với những phạm nhân bướng bỉnh, hay vi phạm kỷ luật thì thấy đằng sau cái vẻ bề ngoài tưởng như nghiêm khắc ấy là một tấm lòng cởi mở chứa chan hy vọng sự lương thiện trong mỗi con người, cho dù đó là những người lầm lỗi, thậm chí tưởng như không thể sửa chữa. Tâm sự với chúng tôi về công việc của mình, đại tá Kiểm bảo: “Không phải người nào vào đây cũng xấu cả. Có người biết sửa lỗi và quyết tâm sửa lỗi. Mình dùng tình cảm và sự chân thành của mình để cảm hóa họ. Mình thoải mái để tạo sự hòa đồng cho phạm nhân nhưng không có nghĩa là dễ dãi”.
Là một lãnh đạo đi lên từ cơ sở với những công việc từng kinh qua như: trinh sát phân trại, cán bộ giáo dục rồi làm đội trưởng trinh sát, phó giám thị phụ trách giáo dục… Đại tá Phạm Xuân Kiểm đã cảm hóa, giáo dục hàng chục nghìn phạm nhân và hơn ai hết anh thấu hiểu công việc của người cán bộ trại giam chẳng khi nào có chữ bình yên, phẳng lặng. Nhưng hơn hết, với lòng yêu nghề, thấu hiểu và chia sẻ với những tâm hồn từng một thời lầm lỗi, anh đã hướng họ đến bên bờ lương thiện.
Gần 40 năm công tác trong lĩnh vực quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân, đại tá Kiểm không đếm hết số lần lỗi hẹn cùng gia đình, người thân bởi những công việc bất chợt, đột xuất xảy ra. Anh bảo lính trại giam rất thiệt thòi vì luôn phải sống xa gia đình, ít khi có dịp đoàn tụ với vợ con nhất là dịp lễ tết hoặc như đợt phòng chống dịch Covid-19. Tất cả chỉ huy và cán bộ trại giam phải trực, cấm trại hoàn toàn, không để nguồn lây bệnh bên ngoài vào trại giam. Vì thế chỉ mong người thân thông cảm và thấu hiểu cho sự đặc thù nghề nghiệp của mình.
Đại tá Phạm Xuân Kiểm bảo rằng, người lính như anh mong lắm sự thấu hiểu của người thân bởi đó luôn là liều thuốc tinh thần vô cùng quí giá để các anh-những người lính trại giam có động lực hơn trên bước đường vun xới mầm thiện trong những tâm hồn tội lỗi, giúp họ trở về với cuộc sống đời thường, lương thiện...
Công việc của anh và đồng đội tưởng như thường nhật ấy lại là nút thắt, cảm hóa giáo dục những người từng một thời lầm lỗi, hướng thiện góp phần vì sự bình yên của xã hội; nhân lên hình ảnh đẹp về người chiến sỹ Công an Nhân và góp thêm những bông hoa dâng Bác nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Cách mạng tháng Tám (19-8) và Quốc khánh 2-9. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại