Thứ sáu 27/12/2024 01:25

Bắt Tổng giám đốc Công ty CP sữa Hà Lan: người tiêu dùng có được bồi thường?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Luật sư cho biết, trường hợp phát sinh những thiệt hại về sức khỏe, doanh nghiệp này phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật.
Bắt Tổng giám đốc Công ty CP sữa Hà Lan: người tiêu dùng có được bồi thường?

Một số sản phẩm sữa giả, sữa kém chất lượng bị cơ quan chức năng thu giữ (Ảnh: CQCA

Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Hà Lan bị bắt như thế nào?

Ngày 30/8, Cơ quan cảnh sát điều tra CATP Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Trung Vương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sữa Hà Lan về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”.

Trước đó, vào cuối năm 2022, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm xảy ra tại Công ty Cổ phần sữa Hà Lan (địa chỉ tại 335 Trần Cung, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và các chi nhánh, kho hàng trực thuộc.

Cơ quan công an xác định, bị can Nguyễn Trung Vương có trình độ đại học dược, đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Ông Vương nhận thức rõ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm kém chất lượng, chỉ tiêu chất lượng đạt dưới 70% so với mức công bố và ghi nhãn, sản phẩm không có tính năng, tác dụng, công dụng như hồ sơ công bố... Do đó, sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và vi phạm pháp luật. Song vì lợi nhuận, Nguyễn Trung Vương vẫn chỉ đạo thực hiện.

Quá trình xác minh, công an xác định Nguyễn Trung Vương đã chỉ đạo trực tiếp nhân viên trong mọi khâu sản xuất, lưu thông sản phẩm. Việc điều hành công việc sản xuất chủ yếu được thực hiện từ xa thông qua mạng máy tính, Zalo theo nhóm giữa Tổng giám đốc và các nhân viên.

Lực lượng chức năng đã kiểm tra, thu giữ 67 mẫu sản phẩm, thành phẩm, tương đương 33 loại sản phẩm của 8 công ty có sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy Holland Milk. Cơ quan công an gửi giám định 66/67 lô sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đạt dưới 70%, với số lượng hàng hóa là 29.400 lon/hộp, giá trị theo hóa đơn xuất bán của các sản phẩm này là hơn 4,1 tỉ đồng.

Ngoài ra, qua kiểm tra, xác minh, lực lượng chức năng phát hiện Đỗ Minh Thu, là kế toán trưởng của Công ty Cổ phần sữa Hà Lan, đã tự ý cắt ghép 2 phiếu kết quả kiểm nghiệm. Đỗ Minh Thu sau đó đem các phiếu này xác nhận sao y bản chính tại UBND xã để được cấp giấy tiếp nhận công bố sản phẩm, được phép lưu thông sản phẩm ra thị trường.

Cơ quan công an đã tách thành vụ án hình sự, tiến hành điều tra, kết luận chuyển VKSND TP Chí Linh truy tố bị can Đỗ Minh Thu về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và tội “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức".

Trước đó, ngày 16/4, Tòa án Nhân dân TP Chí Linh đã xét xử vụ án trên, bị cáo Đỗ Minh Thu bị tuyên phạt mức án 62 tháng tù giam.

Người tiêu dùng có được bồi thường thiệt hại?

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đinh Thị Nguyên, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đông Á, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, quy định về hàng giả được nêu rõ tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Theo đó, hàng giả gồm hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

Theo quy định tại Điều 193, Bộ luật Hình sự năm 2015, tội “Sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm” sẽ áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân thương mại. Với cá nhân, hình phạt thấp nhất là 2 năm tù, trường hợp hành vi sản xuất hàng giả thu lợi bất chính từ 1,5 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên, người thực hiện hành vi sẽ bị áp dụng khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Luật sư Đinh Thị Nguyên cho biết, vì lợi nhuận, Tổng Giám đốc Công ty CP sữa Hà Lan đã có những quyết định liều lĩnh, xem nhẹ sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi phạm tội của bị can và sẽ làm rõ các đồng phạm khác để xử lý theo quy định của pháp luật.

“Việc sản xuất sữa giả thực hiện trong một thời gian dài sẽ có nhiều người cùng tham gia, bởi vậy nếu những người nào biết đó là hàng giả nhưng vẫn thực hiện hành vi sản xuất, mua bán đều bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm. Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ hành vi, vai trò của các tổ chức cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật” - Luật sư Đinh Thị Nguyên cho hay.

Luật sư Đinh Thị Nguyên cho biết, đối với các sản phẩm sữa được xác định là không đảm bảo chất lượng dưới 70% sẽ được được xác định là hàng giả, sẽ bị thu hồi và xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan chức năng cũng sẽ yêu cầu tất cả các cơ quan, tổ chức đang bán, giới thiệu sản phẩm này phải giao nộp lại cho cơ quan điều tra để thu hồi, tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

Dư luận đặt câu hỏi, đối với các khách hàng đã sử dụng sản phẩm sữa của Công ty CP sữa Hà Lan sẽ được bồi thường ra sao? Luật sư Đinh Thị Nguyên cho biết, khách hàng đã mua, sử dụng loại sản phẩm này của Công ty CP sữa Hà Lan có quyền yêu cầu doanh nghiệp này phải trả lại tiền và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp phát sinh những thiệt hại về sức khỏe, doanh nghiệp này phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật.

Đây là vụ việc phức tạp có liên quan đến nhiều tổ chức cá nhân có liên quan, lượng sản phẩm sữa đặc biệt lớn, tiêu thụ một thời gian dài trên thị trường. Bởi vậy, cơ quan điều tra sẽ liên hệ với các tổ chức cá nhân có liên quan để xác minh làm rõ các tình tiết của vụ án, làm rõ những người có liên quan để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Vụ án này sẽ là lời cảnh báo, cảnh tỉnh đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh mà thiếu đạo đức kinh doanh, không tuân thủ quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, quyền lợi của người tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

Có thể xử lý hình sự tài xế lái xe ô tô ngược chiều trên cao tốc không?
Chế tài xử lý hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả
Hành vi lợi dụng vấn đề tâm linh để lừa đảo sẽ bị xử lý ra sao?
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Bắt 4 thanh thiếu niên tụ tập làm chuyện xấu trong căn nhà ở phố Hoàng Hoa Thám

Bắt 4 thanh thiếu niên tụ tập làm chuyện xấu trong căn nhà ở phố Hoàng Hoa Thám

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Tây Hồ, Hà Nội đã ra quyết khởi tố vụ án, khởi tố các bị can Vũ Huy Hoàng, Bùi Đức Sâm, L.Đ.K, Bùi Anh Quân về hành vi mua bán ma túy.
Liên tiếp bắt giữ hàng hóa nhập lậu khi Tết cận kề

Liên tiếp bắt giữ hàng hóa nhập lậu khi Tết cận kề

Theo Công an quận Tây Hồ, Hà Nội, dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm sức tiêu thụ hàng hóa tăng cao, lượng hàng lưu thông lớn. Đây cũng là thời điểm các đối tượng lợi dụng để tuồn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vào thị trường nhằm trục lợi bất chính.
Phát hiện đường dây thuốc lá lậu, thu giữ số lượng tang vật cực lớn

Phát hiện đường dây thuốc lá lậu, thu giữ số lượng tang vật cực lớn

Công an huyện Đông Anh, Hà Nội đã khởi tố vụ án tàng trữ hàng cấm; khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Li ZhiZhi, SN 1982, quốc tịch Trung Quốc và Nguyễn Văn Trực, SN 1986, ở xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính tại tòa án

Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính tại tòa án

Sau khi nhận được thông tin người khuyết tật có khó khăn về tài chính vi phạm pháp luật, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội đã cử trợ giúp viên pháp lý bào chữa cho người được trợ giúp cả quá trình điều tra và tại phiên tòa.
Xét xử các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Xét xử các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Sáng 24/12, TAND TP Hà Nội mở phiên toà xét xử 17 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2 ra xét xử về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.
Chưa thể ra phán quyết với kẻ mua bán trẻ em

Chưa thể ra phán quyết với kẻ mua bán trẻ em

Nguyễn Thị Thu Thủy tham gia vào trang "Hội cho nhận con nuôi" nhận trẻ sơ sinh từ TP Hồ Chí Minh rồi mang ra Hà Nội bán cho một nữ trụ trì chùa…
Huyện Thạch Thất: triển khai tổ công tác 141H, tội phạm đường phố có xu hướng giảm

Huyện Thạch Thất: triển khai tổ công tác 141H, tội phạm đường phố có xu hướng giảm

Theo Công an huyện Thạch Thất, thực hiện Kế hoạch của Công an TP Hà Nội về triển khai mô hình 141 cấp huyện, Công an huyện đã nhanh chóng triển khai tổ công tác 141H để bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.
Kỳ 1: Đổi mới mô hình 141 phát huy tối đa hiệu quả

Kỳ 1: Đổi mới mô hình 141 phát huy tối đa hiệu quả

Từ 15 tổ công tác 141 cấp CATP như mô hình trước đây, lực lượng 141 sẽ có 54 tổ công tác bảo đảm quán xuyến, khép kín địa bàn, nhanh chóng trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật.
Hà Nội: phát hiện, xử lý 8 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự trong ngày 24/12

Hà Nội: phát hiện, xử lý 8 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự trong ngày 24/12

Ngày 24/12, lực lượng CSGT phát hiện 570 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Lực lượng 141 phát hiện 8 vụ, 8 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động