Thứ bảy 23/11/2024 06:30

Bảo vệ người làm chứng, người bị hại, người tố giác

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể quyền được bảo vệ của người làm chứng, người bị hại và dành hẳn chương XXXIV để quy định về việc bảo bảo vệ người làm chứng, người bị hại, người tố giác tội phạm và người tham gia tố tụng khác.
người khiếu nại và nhân chứng được bảo vệ tránh sự ngược đãi hay hăm doạ vì như là hậu quả của việc khiếu nại hoặc cung cấp bằng chứng
Người khiếu nại và nhân chứng được bảo vệ tránh sự ngược đãi hay hăm doạ vì như là hậu quả của việc khiếu nại hoặc cung cấp bằng chứng. Ảnh minh họa

Điều 13 Công ước Chống tra tấn quy định: “Mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng bất kỳ cá nhân nào cho rằng họ bị tra tấn trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình đều có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền của nước đó, và và được những cơ quan này xem xét một cách khẩn trương và khách quan. Quốc gia đó cũng phải thực hiện các biện pháp để bảo đảm rằng người khiếu nại và nhân chứng được bảo vệ tránh sự ngược đãi hay hăm doạ vì như là hậu quả của việc khiếu nại hoặc cung cấp bằng chứng”.

Để đảm bảo phù hợp với quy định này, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể quyền được bảo vệ của người làm chứng, người bị hại và dành hẳn chương XXXIV để quy định về việc bảo bảo vệ người làm chứng, người bị hại, người tố giác tội phạm và người tham gia tố tụng khác.

Theo đó, trong quá trình tham gia tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định cụ thể người làm chứng, bị hại có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa (điểm l khoản 2 Điều 62, điểm b khoản 3 Điều 66).

Ngoài ra, bên cạnh người làm chứng, người bị hại, người tố giác tội phạm thì người thân thích của họ cũng được quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, được quyền bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong khi tham gia quá trình tố tụng hình sự (Điều 484).

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về một số biện pháp để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động tố tụng hình sự cũng như phòng, chống tra tấn. Chẳng hạn như:

Quy định ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can (Điều 183) và có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (Điều 146);

Quy định về lấy lời khai (các Điều: 187, 188, 442), đối chất (Điều 189), xét xử (Điều 258); quy định về quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội (các Điều: 58, 59, 60, 61, 435);

Quy định người bào chữa có quyền tham gia từ thời điểm người bị bắt, có mặt trong các hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, đề nghị tiến hành các hoạt động tố tụng theo luật định (các Điều: 73, 80).

Không sử dụng những lời khai là kết quả của hành vi tra tấn
Đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của nạn nhân bị tra tấn
Cấm tra tấn và các biện pháp đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo
Trừng phạt hành vi tra tấn, đối xử vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người
Quang Trung
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động