Báo chí - trợ thủ đắc lực trong trợ giúp pháp lý
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLuật sư Nguyễn Tiến Hùng chia sẻ với PV nhân 17 năm Pháp luật và Xã hội ra số đầu tiên. Ảnh: Minh Dương |
17 năm đồng hành
17 năm đồng hành và phát triển, không thể phủ nhận, báo Pháp luật và Xã hội, nay là ấn phẩm Pháp luật và Xã hội, báo Kinh tế Đô thị đã khẳng định chỗ đứng và hình thành một nét rất riêng trong làng báo chí Việt.
Có lẽ, bởi “xuất thân” là cơ quan ngôn luận của Sở Tư pháp Hà Nội, nên Pháp luật và Xã hội là một trang hiếm có có những bài viết chuyên sâu, với thời lượng dày dặn và các vấn đề tư pháp – một trong những lĩnh vực khó viết, khó làm với báo chí. Pháp luật và Xã hội không những làm được điều đó, mà những bài viết trên chuyên trang còn phong phú, đa dạng thể loại khiến độc giả dễ nghe, dễ đọc.
Dĩ nhiên, đúng với tôn chỉ, việc Pháp luật và Xã hội có những bài viết về pháp luật là điều hiển nhiên. Cũng thông qua những bài phản ánh, những bài điều tra cũng như những thông tin về các vụ án, ấn phẩm đã làm rất tốt vai trò của mình…
Theo luật sư Nguyễn Tiến Hùng, Cty Luật TNHH H-Trung Lương – Đoàn Luật sư TP Hà Nội, để làm được điều ấy không dễ. Bởi lẽ, báo chí hiện nay đang gặp những khó khăn, thách thức rất lớn. Ở thời đại bùng nổ công nghệ 4.0, khi mà các thông tin vừa diễn ra đã có thể xuất hiện trên mọi nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook, Tiktok… thì việc chạy đua để truyền tải thông tin đến độc giả là một thách thức.
Độc giả ngày nay cũng khác với độc giả của những năm 90 trở về trước, họ chậm rãi đọc, chậm rãi xem và thông tin chỉ phụ thuộc vào nguồn báo chí truyền hình. Giờ họ được cung cấp từ mọi nền tảng. Nhiều trang trên mạng xã hội cũng hoạt động, đưa thông tin không khác gì báo chí, thậm chí, họ còn có ưu thế hơn bởi sự đa dạng, phong phú. Nhưng trên các nền tảng này, có sự giao thoa 2 chiều, nên các trang mạng xã hội có lợi thế, họ tiếp cận được nhiều đối tượng độc giả và “chiều” được sở thích của nhiều lớp độc giả…
Vậy nên, báo chí hiện giờ đang khá khó khăn, bởi chỉ do thời thế nên phát triển ở một khu vực hẹp, đó là chưa nói, gần như chỉ một số loại báo có tiếng nói mạnh và uy tín mới tồn tại.
Về các báo làm về pháp luật, theo luật sư Hùng, hiện nay, báo chí đến với khán giả chủ yếu là các vụ án. Còn thông tin về các quy định mới ban hành, nghị định hay thông tư, ít được mọi người quan tâm ở báo này.
Tuy nhiên, ở Pháp luật và Xã hội, đây lại là một mảng khá đầy đặn và ấn tượng. Những bài viết sâu về trợ giúp pháp lý, các câu chuyện về niềm vui của người được trợ giúp khiến việc tuyên truyền công việc này dễ đọc, dễ thẩm hơn với độc giả mọi lứa tuổi. Cũng như các bài viết về chuyện hòa giải, muôn vàn tình huống xảy ra trong cuộc sống được đội ngũ này hóa giải cũng là những “cơn mưa dầm thấm sâu” với người đọc trên con đường nhận thức pháp luật.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ, Pháp luật và Xã hội cũng đã cập nhật thêm nhiều loại hình báo chí. Đó cũng là dấu ấn khá rõ nét trên con đường phát triển của báo.
“Báo chí là trợ thủ đắc lực của việc trợ giúp pháp lý!” – luật sư Hùng nhấn mạnh. Hầu hết các cuộc giao lưu, các cuộc trợ giúp pháp lý hay nhiều câu chuyện trợ giúp đã được chia sẻ và đưa tin trên mặt báo. Chia sẻ những khó khăn mà Pháp luật và Xã hội cũng như các báo khác gặp phải trên con đường phát triển, theo luật sư Hùng, cũng cần thay đổi một số cách tuyên truyền. Theo đó, tuyên truyền pháp luật trên báo là mục đích và cũng là tiêu chí cần thiết, quan trọng nhưng cần đến gần hơn với người dân bằng các giao lưu trực tiếp.
“Việc tuyên truyền trên báo đọc ít còn tác dụng vì thứ nhất ít người đọc, ít tin tưởng vì không mang tính thiết thực trực tiếp các sự việc và hầu như chỉ là câu chuyện hậu quả chứ ít nội dung giáo dục phòng ngừa. Hiện nay, việc giáo dục nhận thức pháp luật qua báo rất ít có tác dụng” – luật sư Hùng bày tỏ.
PV Ngọc Dung trao đổi với bạn đọc. Ảnh: Khánh Huy |
Phóng viên hiểu biết và nhân văn!
Cùng làm việc và tiếp xúc nhiều với PV báo chí cũng như PV chuyên trang Pháp luật và Xã hội, luật sư Hùng nhận xét những người làm báo khá hiểu biết và nhạy cảm.
“Đối với nghề luật, nhất là luật sư, báo chí là kênh tương hỗ để đưa thông tin đến với những người dân. Pháp luật và Xã hội đã hỗ trợ rất nhiều với luật sư đối với các tình huống cần chia sẻ, với nhiều góc độ khác nhau, phù hợp để đưa đến các địa chỉ cần thiết” – luật sư Hùng nói.
Ông cũng nhận định, mối quan hệ giữa luật sư với báo, đặc biệt là các PV báo rất gần gũi và gắn bó. “Do đặc thù công việc nên có thể không có sự gặp gỡ thường xuyên, nhưng trong các vụ việc, phần lớn luật sư chúng tôi đều cần đến sự cộng tác của các PV báo chí, nhất là báo về mảng pháp luật”.
Làm việc nhiều với PV, luật sư Hùng cho biết, ông nhận thấy PV báo nói chung khá hiểu biết và nhậy cảm. Họ có khả năng chuyên môn nghề ở một số mặt, nhiều bài viết có nội dung sắc sảo. Nhiều vụ việc nhờ sự lên tiếng của báo chí mà sự thật được phanh phui. Báo chí đi vào những góc khuất, những đời thường mà không lập án, các điều tra viên không nhìn đến…
Tuy nhiên, theo ông, có nhiều PV còn có một số mặt chưa sâu, chưa nắm bắt kịp thời xu hướng chuyển đổi cảm xúc mà nhiều khi đi theo lối mòn, định hướng, hoặc thậm chí là khá cứng trong cách đề cập chuyên đề thông tin.
“PV làm pháp luật, nhất là PV Pháp luật và Xã hội càng cần nhạy bén hơn. Độc lập hơn và trang bị nhiều vốn sống hơn để có bài hay và độc đáo” – luật sư Hùng góp ý.
Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người có công với cách mạng | |
Tuyên truyền trợ giúp pháp lý và các quy định pháp luật hôn nhân gia đình cho phụ nữ | |
Gạt tay khiến vợ ngã, chồng bị phạt tù |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại