Bản chất của hòa giải cơ sở chính là công tác dân vận
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước. |
Tại Chỉ thị số 07-CT/TU, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu cơ quan Nhà nước các cấp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức thực hiện công tác dân vận, thực hiện nghiêm túc quy định của Trung ương về việc phân công chủ tịch UBND các cấp, lãnh đạo cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập phụ trách công tác dân vận của chính quyền và các quy định của pháp luật về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Song hành với đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp gắn với thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, củng cố chính quyền nông thôn; tổ chức thực thi chính sách, pháp luật để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đặc biệt, cần tập trung rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình; thực hiện quan điểm lấy sự hài lòng của người dân và DN là trung tâm phục vụ, là tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền...
Đẩy mạnh cải cách tư pháp, chú trọng công tác hòa giải, đối thoại; tập trung nâng cao đạo đức công vụ, văn hóa công sở... tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động hiệu quả. Tiếp tục tổ chức thực hiện sâu rộng, có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”.
Thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở là góp phần thực hiện tốt công tác dân vận và ngược lại. Kết quả của công tác hòa giải là một phần của kết quả công tác dân vận.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại