Bài cuối: Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi cấm ngân hàng bán bảo hiểm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLuật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới được thông qua với quy định cấm các ngân hàng bán bảo hiểm. Ảnh: Quochoi |
Cấm ngân hàng bán bảo hiểm
Theo đó, về nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, tiếp thu ý kiến của đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi theo hướng bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm như sau: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Tại Điều 119 quy định về "các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính tổng hợp" cũng quy định được thực hiện "Đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước".
Về thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát quy định tại Điều 207 quy định: Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan; Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Trong đó, Bộ Tài chính có trách nhiệm: Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Chứng khoán và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Kiểm tra, giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Về hiệu lực thi hành, UBTVQH cũng thống nhất với đề nghị của cơ quan soạn thảo, quy định Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. UBTVQH đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn, bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật.
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Ảnh: N.H |
Nếu có bằng chứng ngân hàng "ép" mua bảo hiểm, người dân có thể kiện
Đánh giá sơ bộ tác động của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) các chuyên gia cho rằng, việc thông qua Luật TCTD đã đưa ra hướng dẫn về mặt pháp lý kịp thời cho hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM), đặc biệt trong bối cảnh Nghị quyết 42/2017/QH-14 thí điểm về xử lý nợ xấu đã hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023. Luật này được kỳ vọng sẽ mang đến sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững cho hệ thống các NHTM.
Tương tự, Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư CTCP Chứng khoán SSI (SSI Reseach) cho rằng, trong những năm gần đây, người vay phải trả thêm khoảng 3% - 6% tổng giá trị khoản vay cho một hợp đồng bảo hiểm để có thể vay vốn ngân hàng, khiến doanh thu phí từ hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng trở thành một nguồn thu quan trọng đối với ngân hàng.
Trong các ngân hàng mà SSI reseach nghiên cứu, thu nhập từ bán bảo hiểm chiếm khoảng 45%-50% thu nhập phí dịch vụ nhưng đã giảm xuống khoảng 35% trong 9T2023 do việc hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng bị giám sát chặt chẽ hơn.
Trong luật TCTD sửa đổi, việc buộc khách hàng mua những sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc gắn cùng với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chính thức bị cấm dưới mọi hình thức. Bên cạnh đó, nhu cầu đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng sụt giảm do thu nhập cá nhân bị ảnh hưởng và người dân thiếu niềm tin vào các sản phẩm bảo hiểm. Điều này cần thời gian để có sự phục hồi.
Còn theo nhóm Nghiên cứu Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, Luật các TCTD sửa đổi đã đưa hoạt động “gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng” vào danh sách các hành vi bị nghiêm cấm (mục 5 Điều 15).
Đây là một giải pháp đảm bảo tính đồng bộ với những quy định tại Thông tư 67 hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng sau khi có khiếu nại của khách hàng thời gian qua. Quy định mới này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Bancassurance (bán bảo hiểm qua ngân hàng), một trong những nguồn thu ngoài lãi của các TCTD và nhiều khả năng các TCTD sẽ bị giảm phần nào doanh thu mảng này trong ngắn hạn(chủ yếu là đối với sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc).
Còn theo luật sư Nguyễn Tiến Hùng, Đoàn Luật sư Hà Nội, trước đó, nhân viên ngân hàng thường lợi dụng khó khăn của khách hàng để "ép" họ mua bảo hiểm. Còn người vay tuy biết mình bị ép nhưng phải chấp nhận mua vì đang cần tiền.
"Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm có quy định các nguyên tắc, quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong kinh doanh và khai thác bảo hiểm nhằm bảo đảm việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng. Với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), nếu có bằng chứng ngân hàng "ép" mua bảo hiểm, người dân có thể kiện ngân hàng lên các cơ quan chức năng, xử lý theo quy định của pháp luật" - ông Hùng nói.
Bài 2: Tỉ lệ hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau năm thứ nhất lên đến 73% Việc ép khách hàng mua bảo hiểm khi có nhu cầu vay tiền dẫn đến việc lượng người hủy hợp đồng sau năm đầu tiên ... |
Bài 1: Nỗi khổ khi phải mua thêm gói bảo hiểm Việc muốn được giải ngân gói vay, khách hàng buộc phải ký vào một hợp đồng nhân thọ đi kèm là hiện tượng khiến người ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại