Thứ năm 18/04/2024 13:07
An ninh mạng trên báo điện tử nhìn từ sự việc của VOV

Bài 3: "Với trường hợp của VOV, đây là hành vi nhằm mục đích phá hoại"

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Từ việc các trang web của một số cơ quan báo chí bị hacker tấn công thời gian qua, các chuyên gia đưa ra những khuyến cáo để các tổ chức, cá nhân chủ động phòng tránh nguy cơ tương tự...
Bài 3: "Với trường hợp của VOV, đây là hành vi nhằm mục đích phá hoại"
Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu Tội phạm học – Bộ Công an. Ảnh: Khôi Nguyên.

Liên quan đến việc website của báo điện tử VOV và một số cơ quan báo chí khác bị hacker tấn công mạng trong thời gian qua, Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu Tội phạm học – Bộ Công an cho biết, từ thực tiễn điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao những năm qua có thể thấy, đối tượng sử dụng biện pháp tấn công DDOS có thể nhằm 2 mục đích.

Một là mục tiêu vụ lợi. Những Cty, doanh nghiệp thường là nạn nhân của loại hình tấn công này. Các đối tượng sẽ làm gián đoạn việc truy cập vào trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp đưa tiền thì mới gỡ bỏ tấn công. Hai là mục tiêu nhằm phá hoại hoạt động bình thường của đơn vị, tổ chức. Với trường hợp của VOV, đây là hành vi nhằm mục đích phá hoại.

Do đó, ông Hiếu khuyến cáo đối với mọi cơ quan, tổ chức, nhất là cơ quan báo chí cần lưu ý những điểm sau để tránh bị tấn công mạng:

Thứ nhất, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nghi bị tấn công mạng bằng phương thức DDOS hay các phương thức khác thì cần ngay lập tức báo cơ quan chức năng.

Tại Việt Nam, lực lượng của Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao hoặc công an các tỉnh/thành phố đều có đủ khả năng, điều kiện, phương tiện và biện pháp để có thể tìm ra nguyên nhân và xử lý các đối tượng tấn công mạng trước pháp luật.

Thứ hai, cần tăng cường khả năng bảo mật của website của các cơ quan, tổ chức. Kẻ xấu hoàn toàn có thể lợi dụng lỗ hổng bảo mật nào để tấn công trang web của tổ chức.

Về vụ việc, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết, sau khi nắm bắt thông tin về việc một số website của các cơ quan báo chí bị tấn công, Bộ đã chỉ đạo nhiều đơn vị rà soát. Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cùng một số cục kỹ thuật nghiệp vụ đã vào cuộc.

Trung tướng khẳng định, khi truy vết được vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm. Ngoài việc rà quét để truy nguồn các cuộc tấn công, Bộ Công an cũng chỉ đạo các cục nghiệp vụ hỗ trợ việc đảm bảo an toàn thông tin mạng, xử lý nhằm khắc phục sự cố.

Ngày 15-6, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM, cho biết website của báo ở địa chỉ PLO.vn vừa bị tấn công bằng từ chối dịch vụ (DDoS). Theo ông Hiển, cuộc tấn công diễn ra vào chiều cùng ngày. Hậu quả, việc truy cập vào trang báo điện tử này bị gián đoạn.
Bài 2: Tấn công mạng là hành vi nguy hiểm cho xã hội Bài 2: Tấn công mạng là hành vi nguy hiểm cho xã hội
Bài 1: Các chuyên gia nói gì? Bài 1: Các chuyên gia nói gì?
Khôi Nguyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động