95,2% xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgười dân tại Hà Nội tra cứu thông tin thủ tục hành hính bằng mã QR Code tại bộ phận một cửa của UBND phường. |
Theo đó, trong 2 năm (2021 - 2022), Bộ Tư pháp đã tổ chức biên soạn, in ấn 9.500 cuốn Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật và cấp phát cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, UBND cấp xã, ưu tiên địa bàn có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn;
Đồng thời, biên soạn một số tài liệu pháp luật (tiểu phẩm, tờ gấp, tình huống) phục vụ triển khai các tiêu chí tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; xây dựng 4 video bài giảng điện tử theo chuyên đề hướng dẫn triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP.
Các tài liệu được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia và Trang tin Phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp. Sở Tư pháp các địa phương chú trọng biên soạn tài liệu hỗ trợ cấp huyện, cấp xã triển khai việc đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu, trong đó hơn 42.000 cuốn sổ tay, cẩm nang về chuẩn tiếp cận pháp luật và hơn 262.000 tờ gấp, tờ rơi.
Qua tổng hợp số liệu báo cáo của các địa phương, năm 2022 có 10.596/10.599 đơn vị cấp xã trên cả nước đã triển khai đánh giá, đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Trong đó, 10.086/10.596 đơn vị cấp xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt 95.2%. Số đơn vị cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chủ yếu do vi phạm điều kiện công nhận theo quy định, tập trung vào các trường hợp có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ.
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, việc triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Thông tư số 09/2021/TT-BTP và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tư pháp về đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm, tích cực thực hiện và dần đi vào nền nếp.
Cơ quan tư pháp các cấp từ Trung ương đến địa phương chủ động tham mưu, giúp UBND cùng cấp tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao; tham gia tích cực vào việc thẩm định, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xã nông thôn mới; tập huấn cho cán bộ, công chức tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; kịp thời giải đáp, tháo gỡ lúng túng, khó khăn; xây dựng và cấp phát cho cơ sở các tài liệu phổ biến kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ có liên quan đến các tiêu chí, chỉ tiêu; chọn điểm triển khai mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, điển hình tại cơ sở…
Từ đó cho thấy các cơ quan, các ngành, các cấp đã nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của nhiệm vụ này trước yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật của chính quyền địa phương cấp xã.
Để có những kết quả đạt được là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong triển khai nhiệm vụ đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; UBND và cơ quan tư pháp các cấp đã chú trọng hướng dẫn, chỉ đạo và bố trí kinh phí tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên, công tác chuẩn tiếp cận pháp luật còn khó khăn về nhận thức khi triển khai các văn bản về đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, một số địa phương vẫn còn gặp lúng túng, khó khăn, chủ yếu là nhận thức chưa đúng về nội dung của các tiêu chí, chỉ tiêu; chưa hiểu rõ về điều kiện công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và cách chấm điểm một số chỉ tiêu...
Công tác hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện các văn bản, quy định về đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa được coi trọng, chưa kịp thời và quyết liệt. Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp nói chung và UBND cấp xã nói riêng ở một số địa phương chưa nhận thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm được giao trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Một số nơi vẫn coi đây là nhiệm vụ riêng của Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch…
Lãnh đạo Bộ Tư pháp cho biết, những kết quả đạt được rõ nét hơn trách nhiệm của chính quyền và cán bộ, công chức cấp xã trong tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật hướng tới xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh cho người dân tại cơ sở tiếp tục được tăng cường gắn với tổ chức thi hành pháp luật và thực thi trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp xã theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại