27/27 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSở Tư pháp TP phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho hòa giải viên cơ sở. Ảnh: Hoàng Bích |
Thực hiện Quyết định số 1723/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về tiêu chí tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản hướng dẫn tiêu chí tiếp cận pháp luật và giao UBND cấp huyện công nhận mô hình điển hình về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.
Sở Tư pháp Hà Nội đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP ban hành hướng dẫn về phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và thẩm định, đánh giá mức độ đạt tiêu chí về tiếp cận pháp luật trong tiêu chí chấm xã nông thôn mới nâng cao đối với 46 xã thuộc các huyện, thị xã.
Theo lãnh đạo huyện Phú Xuyên, ngày 25/4/2022, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện Phú Xuyên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Phòng Tư pháp cơ quan thường trực của Hội đồng PBGDPL huyện tham mưu Hội đồng ban hành văn bản phân công nhiệm vụ thành viên Hội đồng để triển khai công tác đánh giá quận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo thực hiện chế độ báo cáo, biểu mẫu, thành phần hồ sơ và các điều kiện công nhận theo quy định của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; Quyết định số 1723/QĐ-BTP và các văn bản có liên quan.
Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật huyện Phú Xuyên đã họp đánh giá chấm điểm, trình Chủ tịch UBND quận công nhận phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với 27/27 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022, đạt tỷ lệ 100%.
Những năm qua, các cấp, ngành huyện Phú Xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền PBGDPL với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đổi mới linh hoạt cả về hình thức và nội dung... Từ đó nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, Nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, trước sự phát triển của thời đại 4.0, Hội đồng GDPBPL huyện đã chỉ đạo các ngành thành viên đẩy mạnh tuyên tuyền PBGDPL thông qua mạng xã hội như các trang fanpage của các cơ quan, tổ chức và các nhóm zalo trong từng nhóm đối tượng cụ thể đã phát huy hiệu quả tích cực. Triển khai và phát động các cuộc thi cấp huyện, hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do thành phố tổ chức đạt kết quả cao.
Cùng với đó, các hoạt động sinh hoạt “Ngày Pháp luật Việt Nam” được các cơ quan, đơn vị triển khai phù hợp, hiệu quả. Nhiều mô hình câu lạc bộ sinh hoạt pháp luật được thành lập như: “Phụ nữ với pháp luật”, “Nông dân với pháp luật”, CLB “phòng chống tệ nạn xã hội”… cũng là một kênh thông tin, tuyên truyền hiệu quả.
Các cấp, các ngành trong huyện cũng phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Nghĩa vụ quân sự; xây dựng và duy trì tốt Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”… Công an huyện thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho các em học sinh; tuyên truyền phòng chống cháy nổ, tuyên truyền và tổ chức ký cam kết không đốt pháo nổ…
Hội LHPN các cấp trong huyện đẩy mạnh tuyên truyền lồng ghép công tác Hội và các chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua sinh hoạt các CLB, tuyên truyền lưu động, tọa đàm,…
Đồng thời, duy trì 154 tổ hòa giải ở các thôn, khu dân cư, tích cực hòa giải các vụ việc ngay tại cơ sở. Năm 2022, các hòa giải viên đã hòa giải thành đạt tỷ lệ trên 90%. Nhờ vậy, nhiều địa phương trong huyện không có đơn thư vượt cấp, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến tòa án hoặc cơ quan Nhà nước, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, huyện Phú Xuyên tiếp tục tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn trong công tác tuyên truyền PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật, hòa giải cơ sở. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại