Thứ sáu 22/11/2024 20:45
Việc “ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của người tiếp công dân” tại trụ sở Tiếp công dân TP. Hà Nội

Nên hiểu thế nào cho đúng?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Việc ghi âm, ghi hình phải xin phép và được sự đồng ý của người tiếp công dân nhằm đảm bảo tính công bằng cho người dân khi đến làm tại trụ sở Tiếp công dân TP Hà Nội.
nen hieu the nao cho dung Chỉ khi được sự đồng ý của cán bộ tiếp công dân, người dân mới được quay phim, chụp ảnh, ghi âm
nen hieu the nao cho dung Hà Nội nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân
nen hieu the nao cho dung Mục đích tạo ra một môi trường làm việc chặt chẽ, đúng mực
nen hieu the nao cho dung Hà Nội ban hành Nội quy tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân
nen hieu the nao cho dung Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại tố cáo

Liên quan đến Nội quy tiếp công dân tại trụ sở Tiếp công dân TP Hà Nội mới được ban hành, bà Tống Thị Thanh Nam, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội cho rằng, trụ sở Tiếp công dân luôn có rất nhiều người đến làm việc với nhiều nội dung công việc khác nhau, trong đó có cả những trường hợp đến để tố cáo.

Thế nên nếu ghi âm, ghi hình một cách tùy tiện, thiếu kiểm soát sẽ dẫn tới tình trạng vi phạm Luật Tố cáo và ảnh hưởng không tốt đến người tố cáo, nội dung tố cáo. Đặc biệt là khó có thể bảo đảm sự an toàn, bí mật cho người tố cáo...

nen hieu the nao cho dung
Trụ sở Tiếp công dân TP Hà Nội.

Ngoài ra, nội quy tiếp dân đưa ra còn nhằm đảm bảo quyền hình ảnh của cán bộ tiếp dân và cả những công dân khác khi đến làm việc cũng cần được tôn trọng. Tại Điều 32, Bộ luật Dân sự 2015 quy định, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Nếu tự ý sử dụng hình ảnh cá nhân, người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật...

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho rằng: Nguyên tắc của pháp luật là quyền và nghĩa vụ luôn đi liền với nhau. Do đó, người này thực hiện quyền của mình thì cũng cần thực hiện nghĩa vụ đảm bảo tính công bằng, không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Tại Luật Tố cáo năm 2018 quy định rõ người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ: Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo; Áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo; Không tiết lộ thông tin về việc giải quyết tố cáo... Vì thế việc “ghi âm, ghi hình phải xin phép và được sự đồng ý của người tiếp công dân” là không trái pháp luật và cần thiết.

Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đón tiếp, lắng nghe để tiếp nhận phản ánh của công dân (không giải quyết). Vấn đề đặt ra việc “ghi âm, ghi hình" nhằm mục đích gì, nếu đảm bảo đủ yếu tố theo đúng quy định pháp luật mà không làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của những công dân khác khi đến làm việc tại Trụ sở tiếp công dân thì không có lý do gì mà cán bộ tại phòng tiếp dân lại không đồng ý.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho rằng, khi nói về Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 3-1-2019 về việc ban hành nội quy tiếp công dân tại trụ sở Tiếp công dân TP. Hà Nội, cần phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn, trước hết là về tiêu đề của văn bản, nó chỉ là “nội quy” được công khai tại địa điểm tiếp công dân và chỉ giới hạn trong không gian, phạm vi trụ sở Tiếp công dân TP Hà Nội, không áp dụng rộng rãi. Cũng chính vì thế mà nó không chứa đựng nội hàm “cấm” với tính chất của một quy phạm pháp luật.

"Theo đó, căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 18, Luật Tiếp công dân năm 2013, Chủ tịch UBND TP Hà Nội ban hành nội quy tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân thành phố Hà Nội là không sai và không vi hiến", Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội khẳng định.

Tại Điều 18 – Luật Tiếp công dân quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân đó là lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân của cơ quan mình. Trong đó gồm: Ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân; Bố trí địa điểm thuận lợi cho việc tiếp công dân; bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ việc tiếp công dân và bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân…

Để người dân được hiểu rõ hơn về quy định “ghi âm, ghi hình phải xin phép và được sự đồng ý của người tiếp công dân”, bà Nam cho rằng: Trụ sở Tiếp công dân với ý nghĩa là một cơ quan Nhà nước nên cần thiết phải có trật tự, kỷ cương. Quá trình tiếp công dân phải bảo đảm sự nghiêm túc, minh bạch đối với cả cán bộ tiếp công dân và người dân. Vì thế việc ghi âm, ghi hình phải xin phép và phải được sự đồng ý của người tiếp công dân là cần thiết.

Việc đồng ý ở đây là nhằm phân định, xác định rõ tính chất, mức độ đối với từng trường hợp cụ thể. Trường hợp nào thì được ghi âm, ghi hình và trường hợp nào thì không được ghi âm, ghi hình, vì trụ sở tiếp công dân luôn có đông người đến làm việc, giả sử ai cũng ghi âm, ghi hình thì sẽ rất lộn xộn và mất trật tự. Cũng như nội quy phiên tòa, nội quy phòng xử án…

Bà Tống Thị Thanh Nam cũng nhấn mạnh, nếu ai đó cho rằng ghi âm, ghi hình là để tránh hiện tượng cán bộ tiếp công dân có hành vi và hành động không chuẩn mực thì công dân vẫn có quyền khiếu nại, tố cáo.

Ngoài ra, tại Trụ sở Tiếp công dân TP Hà Nội đã trang bị đầy đủ hệ thống camera giám sát, cơ quan chức năng sẽ trích xuất từ hệ thống này ra để xem xét trong trường hợp cần thiết để vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân, vừa đảm bảo tính nghiêm minh, nguyên tắc tại Trụ sở tiếp công dân.

Hoàng Giáp
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động