Chỉ khi được sự đồng ý của cán bộ tiếp công dân, người dân mới được quay phim, chụp ảnh, ghi âm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênMục đích tạo ra một môi trường làm việc chặt chẽ, đúng mực |
Hà Nội ban hành Nội quy tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân |
Hà Nội nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân |
Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp cho biết, ngày 11-8-2015, Thanh tra Chính Phủ có Quyết định số 2276/QĐ-TTCP ban hành Nội quy trụ sở Tiếp công dân Trung ương.
Theo đó, Nội quy nêu rõ, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh các vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; nghiêm cấm công dân mang vũ khí, hung khí, chất gây cháy, nổ, khẩu hiệu hoặc băng rôn và những vật cồng kềnh vào trụ sở Tiếp công dân;
Nghiêm cấm mọi hành vi gây rối an ninh, trật tự tại Trụ sở Tiếp công dân; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan Nhà nước, người thi hành công vụ hoặc cản trở, gây phiền hà cho công dân khiếu nại, tố cao, kiến nghị, phản ánh.
Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp trao đổi với người dân Thủ Thiêm tại buổi tiếp công dân. (Ảnh: Long Hồ) |
Đối với công dân, mục 7, II Nội quy quy định: “Không được tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương, cán bộ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân”.
Ông Điệp lý giải, người dân có quyền giám sát và nên giám sát để cán bộ làm công tác tiếp dân cẩn thận, có thái độ đúng mực, đúng quy định, không để xảy ra tình trạng hạch sách, quát nạt người dân.
Tuy nhiên, cũng cần phải bảo vệ cán bộ tiếp dân. Bởi thực tế, có một số người dân vì bức xúc mà lăng mạ, dọa nạt cán bộ tiếp dân. Nếu những người có động cơ không trong sáng vào trụ sở để quay phim đưa lên mạng internet thì khó bảo vệ cán bộ tiếp công dân.
Chia sẻ thêm, ông Nguyễn Hồng Điệp nói, chỉ khi được sự đồng ý của lãnh đạo Ban Tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thì người dân đến trụ sở mới được quay phim, chụp ảnh, ghi âm.
“Quan trọng là, cán bộ tiếp dân phải làm sao để người dân không cảnh giác mình, không cần phải ghi âm, chụp ảnh” – ông Điệp bày tỏ.
Vì thế, ông Điệp đồng tình khi UBND TP Hà Nội có Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thành phố, trong đó quy định: “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”. Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương khẳng định, quy định này vừa để bảo vệ người dân, vừa bảo vệ cán bộ tiếp dân.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại