Thứ hai 25/11/2024 14:35
Xét xử "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm

Cty SBBS cho rằng, không phải là nguyên đơn dân sự

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 8-2, HĐXX, các luật sư tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo và những người liên quan...
cty sbbs cho rang khong phai la nguyen don dan su Làm giả 14 lệnh chi, “hốt” hơn 200 tỷ đồng của Cty Hưng Yên
cty sbbs cho rang khong phai la nguyen don dan su Mở lại phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như
cty sbbs cho rang khong phai la nguyen don dan su Không thay đổi tội danh với Huỳnh Thị Huyền Như

Theo đại diện VKSND, tháng 5-2011, thông qua Vũ Minh Hải, nhân viên Cty CP Chứng khoán Oceanbank giới thiệu, Như biết Cty SBBS có nguồn tiền nhàn rỗi đang gửi tại các ngân hàng.

Như đã thỏa thuận với bà Vũ Thị Mỹ Linh, Kế toán trưởng SBBS, huy động tiền gửi của SBBS dưới dạng ký hợp đồng ủy thác đầu tư vốn giữa Cty SBBS và Vietinbank CN Nhà Bè, trả lãi suất theo hợp đồng 14%/năm, lãi chênh lệch ngoài hợp đồng từ 2 đến 7%/năm.

Sau khi thỏa thuận với Như, bà Linh đã đề xuất với TGĐ SBBS, chuyển về gửi tại Vietinbank. Ngày 18-5-2011, SBBS mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Vietinbank CN TP HCM, đăng ký chữ ký chủ tài khoản, chữ ký kế toán trưởng và mẫu dấu SBBS.

Trên cơ sở thỏa thuận với SBBS gửi tiền vào Vietinbank Nhà Bè, Như làm giả 14 hợp đồng ủy thác đầu tư vốn giữa SBBS với Vietinbank CN Nhà Bè, ký giả chữ ký của Giám đốc và Phó GĐ Vietinbank CN Nhà Bè, Theo đó, SBBS đã ký 14 hợp đồng ủy thác đầu tư vốn nêu trên với số tiền 245 tỷ đồng.

cty sbbs cho rang khong phai la nguyen don dan su
Các bị cáo trong lúc chờ tòa làm việc

Như lời bà Linh, đây thực chất là hợp đồng tiền gửi vào Vietinbank. CQĐT kết luận, Như đã chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng từ thương vụ này.

Ở phi vụ Như chiếm đoạt tiền của Cty Bảo hiểm Toàn Cầu, cũng tương tự, bị cáo Như đã lập giả 5 hợp đồng ủy thác đầu tư giữa Cty này với Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè, ký giả 4 chữ ký để huy động của Cty này gần 125 tỷ đồng.

Trong phần thẩm vấn, đại diện của 5 Cty có yêu cầu Vietinbank trả cả gốc, lãi số tiền hơn 1000 tỷ đồng. Được mời nêu quan điểm về ý kiến của 5 công ty trên, đại diện ngân hàng Vietinbank cho hay, chủ trương và hoạt động của ngân hàng không trái pháp luật, không trái quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Vị luật sư cho rằng, 5 Cty nghe theo dụ dỗ của Huyền Như làm trái quy định của pháp luật. Các trường hợp trên đã ký hợp đồng giả, cho thuê, cho mượn tài khoản. Các Cty bị Huyền Như chiếm đoạt tiền do xuất phát từ lòng tham của họ và lợi ích cá nhân của người môi giới. Do đó, người đại diện đề nghị bác bỏ các yêu cầu bồi thường của 5 Cty.

Cty Phương Đông bị Huyền Như “qua mặt”, rút 380 tỷ đồng. Theo đại diện ngân hàng, do Phương Đông khi tiến hành việc gửi tiền đã làm sai quy định nên Huyền Như mới có cơ hội lợi dụng, chiếm đoạt tiền.

Luật sư đặt câu hỏi với Như về các tài khoản nhận tiền nhưng bị cáo nói, thời gian đã lâu nên không nhớ và bị cáo giữ lời đã khai tại CQĐT. Được hỏi, đại diện SBBS, khẳng định, tài khoản được mở tại Cty là tài khoản hợp pháp, giờ vẫn còn số dư 29 triệu đồng.

Tại tòa, đại diện của Cty SBBS đề nghị thay đổi tư cách tham gia tố tụng với lý do, Cty không phải là nguyên đơn dân sự mà là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Hoa Đỗ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động