Làm giả 14 lệnh chi, “hốt” hơn 200 tỷ đồng của Cty Hưng Yên
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênMở lại phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như | |
Không thay đổi tội danh với Huỳnh Thị Huyền Như |
Huỳnh Thị Huyền Như thừa nhận, đã chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng trên tài khoản của 5 Cty: Cty Thương Mại CP Hưng Hưng (Hưng Yên), Cty CP Đầu tư và thương mại An Lộc (Cty An Lộc), Tổng Cty CP Bảo hiểm Toàn cầu (Toàn Cầu), Cty CP Chứng khoán Saigonbank- Berjaya (SBBS) và Cty Chứng khoán Phương Đông (Phương Đông). Các hợp đồng chỉ để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Xung quanh phi vụ chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của Cty Hưng Yên, đại diện VKSND TP HCM công bố tại tòa, khoảng tháng 5-2011, Như được Giang Quang Chính, nhân viên Ngân hàng TMCP Phương Đông giới thiệu, Như biết chị Nguyễn Thị Nga biết một số Cty ở Hà Nội đang có nguồn tiền muốn gửi và cần gặp trực tiếp đàm phán.
Như đã trao đổi lại với Võ Anh Tuấn và rủ ra Hà Nội gặp đại diện các Cty này. Khi cùng Tuấn đến văn phòng của Cty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên, Như giới thiệu là Quyên, nhân viên của Tuấn, đang có nhu cầu huy động vốn cho Vietinbank chi nhánh Nhà Bè với Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Vi Anh, Bùi Thu Hải, Đặng Trần Kiên – nhân viên ngân hàng, đồng thời là cộng tác viên của 3 Cty.
Như chủ động liên hệ với Nga thỏa thuận về số tiền gửi, lãi suất từ 18 đến 22%/năm. Bị cáo yêu cầu cung cấp hồ sơ các Cty gửi tiền để Như làm thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng. Sau đó, Như lấy mẫu dấu cảu các Cty này thuê khắc con dấu giả để sử dụng lập chứng từ giả nhằm chiếm đoạt tiền.
Để Cty Hưng yên tin tưởng, chuyển tiền theo yêu cầu, Như đề nghị Nga soạn thảo hợp đồng và gửi trước cho Như xem. Từ tháng 5 đến 9-11, Như làm giả 8 hợp đồng tiền gửi và phụ lục hợp đồng với Cty Hưng Yên. Như ký giả chữ ký để huy động của Cty này 537 tỷ đồng.
Sau đó, bị cáo làm giả 14 lệnh chi, ký giả chữ ký của Giám đốc Cty Hưng Yên để chuyển số tiền này đến tài khoản của các Cty, cá nhân do Như lập ra hoặc mượn tài khoản. Phi vụ này, như chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng và đã trả lãi, gốc cho Cty Hưng Yên gần 340 tỷ đồng.
Trước tòa, Như thừa nhận nội dung trên. Bị cáo nói, đã làm giả các hợp đồng chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng nhưng không chi cho bị cáo Tuấn. Được tỏa hỏi, Như khai, có chuyển cho Tuấn 10 tỷ đồng để đầu tư xây dựng Nhà máy lau bóng gạo ở tỉnh An Giang.
Bị cáo nợ nần từ 2010, bị cáo vay lãi ngoài là chính và bị cáo “nhắm” đến Ngân hàng Hàng hải trước. Như cho rằng, người của ngân hàng chủ động gọi cho mình. Vietinbank không có nhu cầu huy động vốn nhưng bị cáo lợi dụng lúc đó nhiều ngân hàng có nhu cầu huy động vốn để mời. Có trường hợp đồng ý chuyển vào tài khoản bị cáo chỉ định, có trường hợp muốn gửi về tài khoản ở CN Nhà Bè, bị cáo cũng làm được.
Trong khi đó, bị cáo Tuấn nói, biết Như có hành vi gian dối nhưng đã để mặc cho Như làm giải hợp đồng lấy danh nghĩa Vietinbank. “Bị cáo đã trình bày, không biết vậy tại sao hợp đồng tiền gửi của Cty Hưng Yên bị cáo lại ký?”, tòa hỏi, Tuấn đáp: “Bị cáo không biết”.
Đại diện Cty Hưng Yên đề nghị được bồi thường số tiền gốc, lãi hơn 400 tỷ đồng; con số này với Cty SBBS hơn 220 tỷ đồng; Cty Toàn Cầu gần 150 tỷ đồng; Phương Đông gần 900 tỷ đồng; An Lộc hơn 400 tỷ đồng.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại