Chủ nhật 19/05/2024 14:39

44 trẻ dương tính với sán lợn gạo

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau khi một số phụ huynh tại một trường mầm non ở Bắc Ninh đăng video ghi lại món thịt lợn nổi đầy hạch trắng, có dấu hiệu của bệnh sán gạo trong bữa ăn tại Trường mầm non Thanh Khương, hàng trăm bà mẹ đã ồ ạt đưa con đi xét nghiệm.

Chiều 15-3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tổ chức họp báo thông tin về kết quả xét nghiệm ban đầu. Theo GS-TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện: Sáng cùng ngày, bệnh viện đã tiếp nhận ồ ạt 203 trẻ đến xét nghiệm ấu trùng sản lợn gạo. Các cháu hầu như không có triệu chứng gì mà sự việc xuất phát từ 3 bà mẹ đưa lên mạng tạo làn sóng, những phụ huynh khác nghi ngờ con có thể nhiễm sán lợn gạo nên đã đưa con đến xét nghiệm.

Đến 15 giờ đã có kết quả xét nghiệm huyết thanh, máu của 173 mẫu thì cho thấy 44 trường hợp có biểu hiện đã từng bị nhiễm sán lợn. Số trường hợp còn lại khi có kết quả bệnh viện sẽ chuyển về tỉnh. Trong số 44 cháu không phải tất cả trẻ đều rối loạn tiêu hoá mà chỉ một số cháu nên chúng tôi đã tư vấn, nhập viện; còn lại một bộ phận xét nghiệm bình thường đã về nhà. Các cháu dương tính cần xét nghiệm thêm.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về nguồn lây nhiễm của những trẻ trên, GS. Kính cho rằng: Không nên phỏng đoán vì ký sinh trùng này nằm trong đất, nước và có thể trong thực phẩm nên có nhiều nguồn lây, có thể ngoài môi trường nên không phỏng đoán được.

“44/173 cháu cùng một trường dương tính, tỷ lệ này bình thường, thấp, phụ thuộc tập quán ăn uống, môi sinh môi cảnh. Sau khi có kết quả chúng tôi sẽ thông báo cho Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Sốt rét ký sinh trùng Trung ương đến tận nơi để điều tra môi sinh, môi trường ấu trùng có trong đất hay không để cải thiện môi trường”, GS. Kính nói.

da phat hien 44 tre duong tinh voi san lon gao
Đã có hàng trăm bà mẹ cho con đi xét nghiệm ấu trùng sán lợn gạo do lo ngại trẻ bị nhiễm từ nguồn thực phẩm (ảnh T.A)

Mặc dù bệnh này không cấp tính như những bệnh khác gây sốt cao, sốt rét ác tính mà không gây sốt nên hầu như các trẻ không có biểu hiện gì về lâm sàng. Tuy nhiên, nếu nhiễm trong thời gian dài sán sẽ ăn mất thực phẩm tiêu hoá trong ruột dẫn đến kém phát triển thể lực.

Bệnh sán dây/ ấu trùng sán dây lợn hay còn gọi là bệnh sán dải, sán 5-3 dải heo phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, việc mắc bệnh liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Bệnh ấu trùng sán lợn do người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt,…

Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, như vậy sẽ tương tự như ăn phải đốt sán mới, do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn. Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.

Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 - 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết. Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội. Nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

Bệnh sán dây trưởng thành thường không biểu hiện triệu chứng rõ rệt như gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài, đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng, một số trường hợp phát hiện thấy có trứng sán trong phân.

Theo Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đây không phải như ngộ độc thực phẩm bệnh nhân khám ồ ạt mà là khám sức khoẻ bình thường. Bệnh không nghiêm trọng, có thể diệt trứng được trong vòng 2 tuần. Ăn thịt nấu chín cũng không thể nhiễm bệnh. Trước mắt phụ huynh hoàn toàn bình tĩnh vì bệnh không cấp tính, không ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu nghi ngờ con bị nhiễm giun sán thì đến bệnh viện xét nghiệm.

T. An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động