Yêu lắm tò he
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNhững sản phẩm tò he rực rỡ sắc màu. Ảnh: Khánh Huy |
Bác nghệ nhân với những động tác nhẹ nhàng, thoăn thoắt như múa lượn vài đường cơ bản đã cho ra đời một tác phẩm tuyệt đẹp, trong tiếng vỗ tay của những đứa trẻ như tôi. Dù hôm đó, ông không mang nhiều tiền nhưng vẫn cố gắng mua cho tôi một con tò he hình chị Hằng rất đẹp. Không biết tối hôm đó tôi mang ra nhìn ngắm bao nhiêu lần. Tôi giữ gìn cẩn thận đến rất lâu sau đó.
Sau này, tôi có dịp về làng nghề tò he Xuân La (huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Đây là làng nghề có tuổi đời hơn 300 năm tuổi. Theo người dân của làng nghề kể lại, ngày trước, cuộc sống của con người Xuân La gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ. Sau những ngày làm việc mệt nhọc, người dân dùng đất nhào nhuyễn rồi nặn thành hình thù các loài hoa, muông thú để chơi.
Sau đó, họ thay nguyên liệu đất bằng bột gạo. Họ lấy gạo nếp, gạo tẻ đem giã mịn, trộn lẫn vào nhau, hấp chín, chia thành từng nắm nhỏ rồi trộn với từng màu khác nhau. Màu sắc chính là yếu tố quan trọng để tạo nên sự rực rỡ bắt mắt cho sản phẩm tò he nên khâu tạo màu được các nghệ nhân đặc biệt chú trọng. Thông thường, họ lấy nước rau ngót giã để tạo nên màu xanh, quả gấc tạo màu đỏ, nước củ nghệ tạo màu vàng, củ nghệ đen tạo màu tím,... rồi đem nặn thành những hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu, có thể vừa chơi, vừa ăn.
Nếu như trước đây, người dân Xuân La chỉ nặn hoa, quả, con vật thì hiện tại, họ nặn tất cả đồ chơi từ truyền thống đến hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cả làng Xuân La, số nghệ nhân chỉ đếm trên đầu ngón tay. Với tình yêu sâu nặng với tò he, ngoài việc rong ruổi trên khắp các con đường, ngõ phố của Thủ đô, các nghệ nhân còn làm theo đơn đặt hàng, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, biểu diễn tại các sự kiện văn hóa quốc tế, lễ hội, triển lãm, đón tiếp các đoàn khách tham quan du lịch làng nghề, liên kết giảng dạy môn nghệ thuật nặn tò he tại trường học,…Nhờ đó lan tỏa được nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Theo một nghệ nhân lão luyện của làng tò he Xuân La, nhìn thao tác thoăn thoắt của các nghệ nhân, cứ ngỡ rằng làm tò he là đơn giản nhưng muốn thành thạo nghề là cả một quá trình học tập lâu dài, kiên định và đặc biệt là trí tượng tưởng phong phú. Đó là lý do cùng nặn một sản phẩm nhưng mỗi nghệ nhân lại nặn ra các thành phẩm với độ khéo léo, tinh tế khác nhau. Nhược điểm của phương pháp làm tò he truyền thống là sản phẩm chỉ để được khoảng 1 tuần.
Hiện nay, tùy theo nhu cầu của khách hàng muốn giữ sản phẩm lâu hơn, các nghệ nhân sẽ có cách tạo bột, pha màu hợp lý, giúp sản phẩm tò he có thể để được lâu nhất khoảng 3 năm. Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, CLB Tò he Xuân La đã tạo nên những tác phẩm độc đáo như con rồng thời Lý nặng 300kg, dài 3m được làm trong nửa tháng; Rùa nặng 250kg, dài 1,3 m. Hai sản phẩm này đều tượng trưng cho sức mạnh phát triển mạnh mẽ của Thủ đô. Ngoài ra CLB Tò he Xuân La còn có nhiều sản phẩm với kích thước lớn như Mâm ngũ quả hay hoa sen (nặng 50kg),…
Trung thu sắp đến, chắc chắn, sản phẩm lưu giữ hồn dân tộc này sẽ là món quà ý nghĩa cho các em thơ.
Luôn trăn trở để làm ra những sản phẩm an toàn, giữ hồn cốt của tò he cổ | |
Sáng tạo bất ngờ của nghệ nhân tò he | |
Người thổi hồn vào“những con giống bột” |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại