Xem xét, nghiên cứu về tầm nhìn dài hơn
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhối cảnh công trình nhà hát ở hồ Đầm Trị, phường Quảng An, Tây Hồ |
Nhiều không gian kết nối
Được biết, đề án quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500, có tổng diện tích nghiên cứu hơn 77,46ha, trong đó quy mô lập quy hoạch trên 45,296ha thuộc địa giới hành chính phường Quảng An và một phần của phường Tứ Liên.
Công trình nhà hát là điểm nhấn kiến trúc của đồ án quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An. Nhà hát có diện tích khoảng 13.000 m2 do kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Ý Renzo nổi Piano thiết kế, nổi trên mặt hồ Đầm Trị, sẽ là không gian trình diễn nghệ thuật, địa điểm tổ chức các sự kiện văn hóa của Thủ đô, đang được UBND quận Tây Hồ lấy ý kiến cộng đồng dân cư.
Đồ án cũng đưa ra mục tiêu tổ chức không gian kiến trúc tại khu vực nhằm thiết lập trục không gian kết nối trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây - Hồ Tây - bán đảo Hồ Tây - Sông Hồng - thành Cổ Loa, góp phần bảo tồn, tôn tạo và khai thác các giá trị đặc trưng về văn hóa, cảnh quan, mặt nước Hồ Tây, hồ Đầm Trị...
Quy hoạch cũng sẽ kết nối không gian ngầm đô thị, bãi đỗ xe ngầm với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của TP; cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, bổ sung bãi đỗ xe, bảo vệ môi trường sinh thái mặt nước Hồ Tây và môi trường khu vực.
Chị Thanh Hương, ở phường Quảng An, quận Tây Hồ bày tỏ: “Nếu Nhà hát đi vào hoạt động, tôi và gia đình có thêm một địa chỉ giải trí, sinh hoạt cộng đồng cao cấp. Các con tôi có cơ hội được tiếp xúc với âm nhạc, nghệ thuật nhiều hơn, hướng tới những giá trị tinh thần tốt đẹp hơn là suốt ngày đắm chìm với máy tính, điện thoại”.
Sẽ góp phần nâng tầm vị thế của Thủ đô
Theo KTS Trần Huy Ánh đánh giá, việc dự định xây dựng nhà hát opera phải cân nhắc một cách thận trọng, có nghiên cứu kỹ lưỡng. KTS Trần Huy Ánh lấy dẫn chứng, hồ Đầm Trị là khu vực có nhiều diện tích hồ tự nhiên cũng như cây xanh. Việc xây dựng nhà hát chắc chắn cũng gây ra một số lo ngại việc xây dựng sẽ ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan khu vực. Chẳng hạn, “nói là nhà hát nổi nhưng chắc chắn phải có nền móng chìm dưới mặt nước, rồi những đường dẫn cũng chiếm tỉ trọng rất lớn trong diện tích cây xanh được vẽ ở bản quy hoạch và đã được phê duyệt rồi, nay điều chỉnh lại thì lại tăng thêm diện tích xây dựng, kinh doanh thương mại...
Vậy thì rõ ràng là không gian xanh đang bị giảm đi, không gian mặt nước về mặt khối tích cũng bị giảm đi. Còn việc xử lý nó thì phải tốn nhiều tiền. Nguồn lực nào để duy trì, vận hành nhà hát và nó có tương xứng với nguồn lợi mà nhà hát hoạt động mang lại hay không? Đây là cả bài toán kinh tế, văn hóa, xã hội rất phức tạp chứ không phải đơn giản là cảm tính”, KTS Trần Huy Ánh nói và đề nghị: “Cần phải nghiên cứu kỹ để có một công trình mang dấu ấn, tầm cỡ của Thủ đô.
Đánh giá về việc xây dựng nhà hát Opera, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội cho rằng, dự án nhà hát Opera ở khu vực quận Tây Hồ là một trong những giải pháp thực hiện các mục tiêu, mong muốn của Hà Nội. Tất nhiên chúng ta cần tính toán đến những tác động cả về kinh tế, văn hóa, xã hội để dự án có thể phát huy tác dụng tốt nhất.
Việc kiến tạo một nhà hát Opera mới hiện đại cho Hà Nội là cần thiết, sẽ góp phần nâng tầm vị thế của Thủ đô trên bản đồ điểm đến văn hóa nghệ thuật thế giới cũng như tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai cũng cần phải dựa trên các đánh giá, tác động nhiều chiều. Hy vọng với những bước đi cẩn trọng, Hà Nội sẽ từng bước tạo dựng được thương hiệu cho mình trên con đường hội nhập quốc tế, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố sáng tạo” mà UNESCO đã vinh danh.
“Xu hướng mà kiến trúc thế giới bây giờ là bảo vệ môi trường và bền vững, với từ khóa “kiến trúc xanh”, “không gian xanh”. TP Hà Nội cũng đang có chủ trương quy hoạch và xây dựng theo xu hướng xanh, giữ nền cây xanh và giữ lại không gian truyền thống. Có thể thấy, nhà hát Opera Hà Nội đã đi đúng con đường phát triển của thời đại. Thêm vào đó, Thủ đô Hà Nội có nền văn hóa lâu đời. Việc lựa chọn địa điểm xây nhà hát trên mặt nước thanh tao của khu vực Hồ Tây, tôi đánh giá là có sự nghiên cứu sâu sắc. Đây thực sự là một điểm chói sáng của công trình này”, KTS Hồ Thiệu Trị cho biết. |
Hà Nội lấy ý kiến xây dựng nhà hát Opera bên Hồ Tây | |
Hà Nội định hướng phát triển khu vực Hồ Tây thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật của Thủ đô |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại