Xây dựng, vận hành cơ chế chính sách đặc thù
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu phát biểu tại hội thảo. |
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu và Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Báo cáo tại hội thảo, PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó GĐ Sở KH&CN Hà Nội cho biết, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định: Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo (ĐMST) là động lực then chốt để phát triển kinh tế - xã hội; phát huy hiệu quả nguồn lực trí tuệ con người, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cùng với đó, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số và các mô hình kinh tế mới gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động. Thúc đẩy phát triển DN ĐMST, KH&CN, kết nối theo chuỗi giá trị với các DN trong vùng kinh tế và cả nước. Thu hút các tập đoàn đa quốc gia thành lập các trung tâm ĐMST, trung tâm nghiên cứu phát triển đặt trụ sở tại Hà Nội. Đây là cơ sở chính trị quan trọng để xác định mục tiêu chính sách về phát triển KH&CN của Thủ đô.
Tuy nhiên, trong Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thủ đô giai đoạn 2013-2020 nhận định, hoạt động khoa học - công nghệ của TP Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô.
Theo báo cáo, Sở Khoa học và công nghệ Hà Nội, Tổ công tác xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã triển khai thu thập thông tin, xây dựng báo cáo đánh giá tác động các chính sách “Huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, ĐMST của Thủ đô” với mục tiêu: Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm ĐMST, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của cả nước, tiến tới là trung tâm khoa học - công nghệ, ĐMST của khu vực Đông Nam Á..
Báo cáo đưa ra 3 giải pháp gồm: Giữ nguyên như hiện hành Quy định Luật Thủ đô và hệ thống pháp luật có liên quan trong lĩnh vực khoa học - công nghệ; TP được quy định các cơ chế, biện pháp và khuyến khích áp dụng các cơ chế thí điểm thúc đẩy ĐMST.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tham luận, thảo luận về đề xuất chính sách của TP. Trong đó, các đại biểu nhất trí trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô lần này cần xây dựng chính sách phát triển tiềm lực KH-CN, ĐMST của Thủ đô, từ đó sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể trong Luật Thủ đô hiện hành nhằm xây dựng, vận hành cơ chế chính sách đặc thù riêng cho Hà Nội.
Các đại biểu cũng cho rằng, để thực hiện chính sách này, cần có nhiều giải pháp: Có biện pháp ưu đãi hỗ trợ đặc thù để thu hút nguồn lực, sử dụng nguồn lực sẵn có, bảo đảm quyền tự chủ, tính dân chủ thông thoáng trong quản lý khoa học; hỗ trợ thúc đẩy, tạo điều kiện để các DN tham gia đổi mới công nghệ, phát triển hệ sinh thái ĐMST của Thủ đô; áp dụng các cơ chế thí điểm để đổi mới sáng tạo, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát.
Đặc biệt, từ các tiềm năng, thế mạnh riêng có của Thủ đô và những yêu cầu phát triển khoa học - công nghệ để ĐMST trong thời gian tới cần có cơ chế chính sách mới thực sự đặc thù, vượt trội và mang tính đột phá, từ đó thiết kế thành các quy định cụ thể, khả thi trong Luật Thủ đô.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại