Xây dựng tiêu chí đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương phát biểu khai mạc triển khai Hội thảo. (Ảnh: Lê Mận) |
Tham dự và chủ trì Hội thảo có hó Cục trưởng Cục PBGDPL Bộ Tư pháp Phan Hồng Nguyên và Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cùng đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hà Nội; các sở, ban, ngành, đoàn thể TP; đại diện UBND, Phòng Tư pháp 30 quận, huyện, thị xã…
Phát biểu tại Hội thảo, bà Phạm Thị Thanh Hương cho biết, ngày 12/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 979/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL" nhằm đổi mới toàn diện, tạo sự linh hoạt, sáng tạo, chủ động, khả thi, phù hợp với tính chất, mục tiêu, yêu cầu của công tác PBGDPL và thực tiễn cuộc sống;
Đưa công tác PBGDPL đi vào thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, người dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để tổ chức triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 9/9/2024 Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1666/QĐ-BTP về ban hành Tiêu chí chung đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL.
TP Hà Nội là một trong 6 địa phương được lựa chọn thí điểm tố chức triển khai đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL theo Quyêt định số 979/QĐ-TTg ngày 12/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án" Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL".
Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức Hội thảo có 2 nội dung: trao đổi tiêu chí đánh giá thí điêm hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn TP Hà Nội và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc một số quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội đề nghị các đại biểu tham dự tập trung tham luận và nêu những đề xuất, kiến nghị cũng như giải pháp để bộ phận chuyên môn của Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo, giải quyết.
Trưởng phòng PBGDPL Sở Tư pháp TP Hà Nội Vũ Thị Thanh Tú đóng góp ý kiến tại Hội thảo |
Bà Vũ Thị Thanh Tú – Trưởng phòng PBGDPL Sở Tư pháp TP Hà Nội đã trình bày kế hoạch triển khai thực hiện đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, với mục đích tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án trên địa bàn TP. Tăng cường hiệu quả công tác PBGDPL, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Xác định phương pháp, cách thức đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL bảo đảm khoa học, khả thi, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của từng hoạt động PBGDPL, bảo đảm khả năng lượng hóa trên cơ sở so sánh kết quả dự kiến với kết quả thực tế đạt được trong từng hoạt động PBGDPL
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kết quả đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL là một trong những tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu.
Kế hoạch yêu cầu: tiêu chí đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL được xây dựng trên cơ sở kết cấu và nội dung quy định tại Quyết định số 1666/QĐ-BTP. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Lượng hoá chất lượng đầu ra của công tác quản lý Nhà nước về PBGDPL và từng hoạt động PBGDPL cụ thể. Việc đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL được thực hiện trong 2 năm (2025 - 2026).
Đối tượng đánh giá: việc đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện trên địa bàn TP Hà Nội gồm: các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị có đại diện trong thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TP (riêng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Dân tộc TP thực hiện đánh giá thí điểm theo ngành dọc); UBND quận, huyện, thị xã thuộc TP.
Nội dung đánh giá: đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL chung và hiệu quả công tác phổ biến giáo dục Luật Thủ đô năm 2024 thông qua 2 nội dung: chất lượng hoạt động quản lý Nhà nước về công tác PBGDPL; kết quả đầu ra của các hoạt động PBGDPL về Luật Thủ đô năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Sở Tư pháp – cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp PBGDPL TP sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Tại Hội thảo các đơn vị đã tập trao đổi, tham gia ý kiến đối với kết quả đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL; thực trạng, mức độ bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực và việc xã hội hóa thực hiện các hoạt động PBGDPL; việc xây dựng, nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả về PBGDPL tại đơn vị, địa phương. Đề xuất giải pháp nhằm đối mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL. Góp ý vào dự thảo Kế hoạch của UBND TP triển khai thực hiện đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn TP Hà Nội.
Đối với nội dung, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc một số quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các đại biếu tham dự Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận về việc đánh giá kết quả, nhiệm vụ công nhận, đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Những khó khăn, vướng mặc và giải pháp thực hiện nhiệm vụ công nhận, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuấn tiếp cận pháp luật và nhiệm vụ đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong xây dựng đô thị văn minh.
Ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Bộ Tư pháp phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Lê Mận |
Kinh nghiệm xây dựng xã, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công nhận, đánh giá xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong nhiệm vụ xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Thực tiễn xây dựng các mô hình về PBGDPL và mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả trong đánh giá các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật, trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao tại địa phương.
Kết quả công nhận, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn đơn vị. Giải pháp nâng cao kết quả công nhận, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn đơn vị trong thời gian tới.
Sau khi nghe các ý kiến tham luận, trao đổi của các đơn vị, ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Bộ Tư pháp nhấn mạnh, trên cơ sở Quyết định số 979/QĐ-TTg; Quyết định số 1666/QĐ-BTP về ban hành Tiêu chí chung đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL, các đơn vị được lựa chọn thí điểm sẽ phải tự đánh giá, quy trình đánh giá như thế nào thì Quyết định số 1666/QĐ-BTP đã nêu rõ.
Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Bộ Tư pháp cho biết, tiêu chí chung là bản thân tiêu chí này không thể đánh giá được mà là định hướng, là khung để trên cơ sở đó, các Bộ và 6 địa phương được lựa chọn thí điểm, trong đó có Hà Nội sẽ cụ thể hóa bằng tiêu chí riêng thì mới đánh giá được…
29/32 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại