Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp đáp ứng tốt yêu cầu cải cách tư pháp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐội ngũ cán bộ tư pháp tại bộ phận một cửa Sở Tư pháp Hà Nội giải quyết TTHC cho công dân |
Theo đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật, cán bộ tư pháp được quan tâm. Công tác tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giáo dục chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm và chế độ chính sách tiền lương đối với cán bộ tư pháp được quan tâm.
Quy định rõ hơn cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm các chức danh tư pháp. Hầu hết các chức danh tư pháp được tuyển chọn, bổ nhiệm thông qua thi tuyển. Nhìn chung đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp được quan tâm xây dựng, được đào tạo tương đối cơ bản, tính chuyên nghiệp ngày càng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, UBND TP chỉ đạo Sở Tư pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu triển khai quy trình công tác tuyển dụng công chức hành chính. Đồng thời, điều động, bố trí đủ công chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa của Sở theo quy định tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ;
Sở Tư pháp đã tiếp nhận 02 công chức trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức do TP Hà Nội tổ chức, đã đăng ký và được TP phê duyệt 01 chỉ tiêu xét tuyển công chức đối với đối tượng được quy định tại Nghị định số 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ tại Quyết định số 1695/QĐ-UBND ngày 19/5/2022 về việc phê duyệt chỉ tiêu và Kế hoạch xét tuyển công chức làm việc tại Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND quận, huyện, thị xã thuộc TP Hà Nội năm 2022.
UBND TP cũng đã chỉ đạo Sở Tư pháp, Sở Nội vụ và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện đúng quy định về tổ chức, bộ máy, thường xuyên rà soát đội ngũ công chức, viên chức ngành tư pháp. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thuộc TP được đảm bảo đúng quy định. Các công chức, viên chức ngành tư pháp cơ bản đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ của ngành.
Về Công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Học viện Tư pháp triển khai hoạt động bồi dưỡng định kỳ, chuẩn hóa nghiệp vụ tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Sẽ thực hiện khai giảng các lớp để bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực cho công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, phường, thị trấn; các lớp bồi dưỡng kỹ năng xử phạt vi phạm hành chính và các lớp tập huấn văn bản quy phạm pháp luật.
Về thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong công tác tư pháp và công tác cán bộ ngành tư pháp, UBND TP giao Sở Tư pháp tăng cường các hoạt động bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành tư pháp trên địa bàn TP. Đến nay tỷ lệ công chức nữ giữ chức vụ lãnh đạo cấp Sở đạt 25% trong tổng số chức danh lãnh đạo cấp này; Tỷ lệ công chức, viên chức nữ giữ chức vụ cấp phòng thuộc Sở đạt 40,4% trong tổng số chức danh lãnh đạo cấp này;
Tỷ lệ công chức, viên chức nữ có trình độ lý luận cao cấp chính trị đạt 34,5% trong tổng số công chức viên chức có trình độ này; Tỷ lệ công chức, viên chức nữ có trình độ thạc sỹ đạt 74,1% trong tổng số công chức viên chức có trình độ này; Duy trì tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp đạt tỷ lệ 30% nhiệm kỳ 2020-2025.
Thời gian tới, UBND TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Sở Tư pháp TP về việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tự pháp, bổ trợ tư pháp gắn với tiêu chuẩn, chức danh, có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất chính trị.
Khuyến khích và tạo điều kiện để công chức tư pháp, bổ trợ tư pháp tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của công tác cải cách tư pháp trong giai đoạn mới. Chỉ đạo Sở tư pháp tiếp tục phối hợp với Học viện Tư pháp triển khai hoạt động bồi dưỡng định kỳ, chuẩn hóa nghiệp vụ tư pháp - hộ tịch ở cơ sở.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại