Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản công để thực hiện theo luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quochoi.vn |
Đặt vấn đề về lĩnh vực tài chính, đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) phản ánh về những vướng mắc về quản lý tài sản công, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính, đất đai chưa đầy đủ, đồng bộ. Một số văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công ban hành vẫn còn bất cập và chậm.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: "Vấn đề tài sản công liên quan đến tất cả các ngành, các cấp, từ cấp xã đến cấp Trung ương, phạm vi quản lý rất lớn. Việc quản lý tài sản công thể hiện trách nhiệm của người được giao quản lý tài sản công. Thời gian tới Bộ Tài chính đề xuất Quốc hội, Thường vụ Quốc hội sửa Luật Quản lý tài sản công vì Luật mới ban hành năm 2017 nhưng có một số nội dung chưa bao quát hết phạm vi" - Bộ trưởng Bộ Tài chính nói.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc dẫn chứng, hiện chưa có hình thức mua lại tài sản để biến thành tài sản công. Ví dụ như gói thầu đặt các trạm BOT khi thay đổi hướng tuyến, khi phương án đã được Chính phủ phê duyệt triển khai do thay đổi quy hoạch nên trạm BOT đó không sử dụng được nữa. Đoạn đường ấy đưa vào cho Nhà nước quản lý, cho nên có thể mua lại tài sản công của một số nhà đầu tư tư nhân để hoàn phí lâu dài. Tuy nhiên, chưa có quy định về hình thức mua lại tài sản công.
Đối với việc chậm ban hành văn bản chi thường xuyên, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, thực hiện Nghị quyết 74, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến các Bộ, ngành, sau khi có ý kiến thì trình Thủ tướng Chính phủ bàn hành quyết định về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào tháng 3/2023. Chương trình này không chỉ thực hiện trong năm mà cả những năm tiếp theo nên việc này liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và lấy ý kiến nhiều nơi. Vì vậy, việc ban hành hơi chậm so với quy định.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 74 cơ bản là nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý tài sản. Ví dụ như khi nhập xóm, xã, hay chuyển xóm mới thì phân cấp ngân sách, quản lý tài sản công phải chuyển tài công quản lý hiệu quả hoặc bán tài sản công đó đi lấy tiền thực hiện đầu tư phát triển mới đạt mục tiêu. Nội dung này thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý tài sản công như cơ quan lập pháp, hành pháp và các tổ chức chính trị xã hội.
Về phía Bộ Tài chính phụ trách quản lý Nhà nước về tài sản công sẽ tăng cường tranh tra, kiểm tra đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản công để thực hiện theo luật, siết chặt quản lý tài sản công.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại