Vụ người phụ nữ bị nhân tình đánh đến tử vong: Đối tượng có bệnh lý tâm thần
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCamera an ninh ghi hình đối tượng Xuân cầm cây gỗ đánh người tình gục tại chỗ |
Người hành hung có bệnh lý tâm thần
Theo đó, liên quan vụ người phụ nữ bị nhân tình hành hung dã man đến tử vong tại khách sạn, Công an Cà Mau đã ra thông báo gửi gia đình nạn nhân về kết luận giám định tâm thần đối với bị can Nguyễn Văn Xuân (sinh năm 1966, ngụ tại phường 8, TP Cà Mau, Cà Mau).
Theo thông báo kết luận giám định, trước ngày 9/11/2022, bị can Xuân không có bệnh lý tâm thần. Từ ngày 9 – 10/11/2022, bị can có bệnh lý tâm thần “rối loạn loạn thần cấp đa dạng không có các triệu chứng của tâm thần phân liệt (F23.0-ICD10)”.
Trong, sau khi phạm tội (ngày 10/11/2022) và hiện tại, bị can có bệnh lý tâm thần “rối loạn loạn thần cấp đa dạng không có các triệu chứng của tâm thần phân liệt (F23.0-ICD10)”.
Cũng theo thông báo kết luận giám định, tại thời điểm phạm tội và hiện tại, bị can mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, giai đoạn bệnh cấp tính. Hiện tại, bị can không đủ sức khỏe tâm thần để tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Bị can Xuân thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo Nghị định 64/2011/NĐ-CP.
Đối tượng có bệnh lý tâm thần phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Về tình huống trên, luật sư Nguyễn Phương Tuyến – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, thực tế cho thấy, những vụ việc do người tâm thần gây nên thường để lại những tổn hại vô cùng to lớn. Bởi thường những nạn nhân của các đối tượng này là người thân, bố - mẹ, con ruột hoặc những người thân cận, hàng xóm láng giềng. Trong vụ án cụ thể nêu trên, nạn nhân lại chính là người đã từng yêu thương, có thời gian đầu gối tay ấp với đối tượng.
Trong khi đó hiện tại Việt Nam chưa có chế tài bắt buộc người tâm thần phải đi điều trị, trách nhiệm đưa người bị bệnh tâm thần khi khám, điều trị phải do sự tự nguyện của gia đình. Mà việc có đưa người bệnh đi điều trị hay không lại phụ thuộc vào đều kiện hoàn cảnh kinh tế. Với nhiều gia đình, sự e ngại không muốn cho mọi người biết có người nhà bị bệnh, vì vậy, phần lớn bệnh nhân có dấu hiệu tâm thần thường vẫn đang sinh hoạt tự do, không có người quản lý, ngoại trừ gia đình.
Trong khi đó, theo Bộ Luật Hình sự Việt Nam 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Và cho đến khi thực hiện những hành vi đó, theo quy định tại Điều 49, lúc đó Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần mới có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
Luật sư Nguyễn Phương Tuyến cũng cho biết, căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, căn cứ vào vụ việc, cơ quan tố tụng cần phải tiến hành các thủ tục để giám định tâm thần đối với người thực hiện hành vi phạm pháp. Căn cứ vào kết luận giám định, cơ quan tố tụng sẽ áp dụng hình phạt hoặc biện pháp khác đối với người thực hiện hành vi.
Đối với những người tâm thần phạm tội họ có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có kết luận của hội đồng giám định y khoa kết luận chỉ bị hạn chế năng lực hành vi thì vẫn có thể bị truy cứu.
Như trường hợp đối tượng Nguyễn Văn Xuân trong vụ án trên, nếu giám định kết luận tại thời điểm phạm tội và hiện tại, bị can mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, nên có thể đối tượng Xuân sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, về trách nhiệm dân sự, người tâm thần (thông qua người đại diện hợp pháp) vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự cho gia đình các nạn nhân.
Điều này được quy định trong Luật dân sự 2015. Cụ thể, điều 586 khoản 3 quy định, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường. Nếu người giám hộ cho người bị tâm thần không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình…
Bởi chưa có chế tài bắt buộc người có vấn đề về tâm thần phải đi chữa bệnh nếu không có những hành vi phạm pháp, nhưng để tránh câu chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”, luật sư Tuyến, những gia đình có người bị bệnh tâm thần cần chủ động đưa người bệnh đi khám, chữa bệnh. Không nên quá trông chờ vào những cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương mà trách nhiệm chính vẫn là từ các gia đình của người có dấu hiệu tâm thần, cần giám sát và tận tâm, chia sẻ, phải đưa người tâm thần đi chữa bệnh kịp thời để phòng những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Như đã thông tin, từ năm 2019, Xuân và nạn nhân T. có mối quan hệ tình cảm. Khoảng 18h ngày 9-11-2022, Xuân và bà T. đến thuê phòng tại một khách sạn ở TP Cà Mau. Đến 8h ngày hôm sau, nhân viên khách sạn nghe ồn ào nên lên kiểm tra và phát hiện Xuân dùng cây gỗ (chân ghế) đánh nhiều cái vào đầu và thân thể bà T.. Theo hình ảnh camera của khách sạn ghi lại, bị can Xuân cầm cây gỗ đánh liên tục vào đầu, tay, chân, bụng bà T. ngay tại hành lang khách sạn. Hình ảnh camera cũng cho thấy, sau một lúc đánh đập bà T., có nhiều người trong các phòng đi ra định can ngăn nhưng do bị can Xuân hung hăng nên không ai dám vào. Sau gần ba phút đánh bà T. liên tục, bị can Xuân ngồi nghỉ mệt rồi lại đánh tiếp cho đến khi bà T. gục xuống. Ngay sau đó, bà T. được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Cà Mau cấp cứu nhưng đã chết. Cơ quan cảnh sát Công an tỉnh Cà Mau đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Xuân về hành vi giết người. Tuy nhiên, ngay sau khi bị bắt, bị can Xuân có nhiều dấu hiệu không bình thường như thường xuyên nói nhảm, đi vệ sinh không tự chủ nên được đưa đi giám định tâm thần. |
Trách nhiệm hình sự với kẻ cướp ngân hàng ở Thái Nguyên | |
Tạm giữ hình sự 38 đối tượng hẹn nhau hỗn chiến |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại