Vơi bớt mâu thuẫn vì người dân được nâng cao nhận thức pháp luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênÔng Đinh Công Tuấn, SN 1962, thành viên Tổ hòa giải thôn 9, xã Ba Trại chia sẻ với PV Ảnh: Duy Anh |
Trao đổi với PV, ông Đinh Công Tuấn, SN 1962, thành viên Tổ hòa giải thôn 9, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội cho biết, bản sắc dân tộc Mường từ xưa đến nay sống làm nương, ruộng, vườn, một số người chăn nuôi, buôn bán, từ đó, kinh tế người dân đi lên. Do đặc thù là người dân thuần nông, sống với nhau lâu đời nên các mâu thuẫn trong dân cư cũng ít xảy ra, nếu có xảy ra thì một số vụ nhỏ về tranh chấp đất đai, ranh giới đất hoặc mâu thuẫn vợ chồng,...
Ông Tuấn cho biết thêm, những năm qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn được chính quyền địa phương chú trọng, tuyên truyền ở hội nghị, các buổi họp dân cũng như tuyên truyền trên loa truyền thanh của xã. Ngày nay, có mạng xã hội, chính quyền địa phương cũng lập các nhóm Facebook để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân, giúp người dân hiểu biết, tuân thủ pháp luật.
Với địa bàn thôn 9, khi xảy ra vụ việc cần hòa giải, người dân sẽ đến gặp trưởng thôn hoặc thành viên tổ hòa giải để trình bày về vụ việc mâu thuẫn của mình. Sau đó, người hòa giải viên sẽ ngồi nghe trình bày cũng như đưa ra những lời khuyên cho người dân. Sau đó, nếu vụ việc đơn giản, hòa giải viên đó sẽ đến gặp bên mâu thuẫn kia để lắng nghe, trao đổi và góp ý để hai bên hòa giải. Nếu vụ việc phức tạp, người hòa giải viên sẽ báo cáo tổ trưởng tổ hòa giải để thành lập tổ hòa giải, đến từng bên mâu thuẫn nghe trình bày cũng như khuyên giải ban đầu, nếu không thành thì tổ hòa giải sẽ mời ra nhà văn hóa thôn. Tại đây, tổ hòa giải cũng mời cán bộ chuyên môn của xã, các ban ngành đoàn thể, người có uy tín tại khu dân cư cùng các bên mâu thuẫn.
Đoạn đường thanh niên tự quản thôn 5 khang trang, sạch sẽ Ảnh: Duy Anh |
Tại buổi làm việc, tổ trưởng hòa giải sẽ giới thiệu đại biểu, giới thiệu mục đích buổi họp cũng như mục tiêu hướng đến. Sau đó, các bên sẽ ngồi lắng nghe từng bên mâu thuẫn trình bày và cho ý kiến về sự việc trên cũng như đưa ra lời khuyên cho các bên để các bên tìm được tiếng nói chung, hóa giải mâu thuẫn.
"Chúng tôi là người gốc ở đây từ ngày xưa, sống với nhau vui vẻ, hòa đồng. Lớp trẻ hiện nay được ăn học nhiều đồng thời xã hội cũng có những thay đổi nhất định nên có nhiều chuyện hơn ngày xưa. Chính chúng tôi, những người làm công tác tại thôn cũng thường xuyên được học hỏi, đi nghe các lớp tuyên truyền pháp luật để về nói chuyện, chia sẻ hay khuyên bảo các cháu"- ông Tuấn chia sẻ.
Theo ông Tuấn, nhờ chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật nên những người làm công tác tại thôn đến người dân đều hiểu biết pháp luật và biết các trường hợp vi phạm pháp luật. Từ đó, tỉ lệ vi phạm pháp luật trên địa bàn giảm đi cũng như cách hành xử của người dân với nhau sẽ dựa trên tình cảm cũng như các quy định của pháp luật.
Công tác tại thôn đã lâu nên ông Tuấn cũng hòa giải nhiều vụ việc mâu thuẫn nhỏ lẻ trên địa bàn. Khi tham gia công tác này, ông cũng mong muốn mọi người hóa giải mâu thuẫn, vui vẻ bên nhau, hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau. Qua nhiều năm tham gia, ông thấy vui vẻ bởi đã giúp nhiều gia đình mâu thuẫn được hóa giải, giờ họ lại vui vẻ, gắn kết bên nhau.
Ông Tuấn rất vui khi mỗi lần được người dân chào hỏi, cảm hơn, vui vẻ nói về chuyện được hòa giải thành nếu không thì sẽ mâu thuẫn lớn, có khi xảy ra án mạng,...
"Công việc của tôi tại địa phương tuy nhỏ bé, âm thầm nhưng mỗi khi thấy người dân vui vẻ, mâu thuẫn được hóa giải là tôi vui lắm"- ông Tuấn chia sẻ.
Hòa giải thành mâu thuẫn về ranh giới | |
Hóa giải mâu thuẫn ngõ đi chung nhờ hòa giải viên tận tình |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại