Thứ bảy 05/10/2024 12:30

Việt Nam có những kinh nghiệm tốt về tham gia hiệu quả UPR

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Về kết quả Phiên họp thông qua Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt có cuộc trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí…

- Thưa Thứ trưởng, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (LHQ) đã thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV ngày 27/9 tại Geneve, Thụy Sỹ. Xin Thứ trưởng chia sẻ thêm về kết quả này?

- Hội đồng Nhân quyền LHQ vừa chính thức thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ IV. Đây là kết quả của một quá trình dài chuẩn bị của Chính phủ Việt Nam. Ngay sau Phiên đối thoại vào tháng 5/2024 vừa qua, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan tích cực tiến hành rà soát kỹ lưỡng tất cả 320 khuyến nghị đã nhận được từ 133 nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tại Phiên họp ngày 27/9, Việt Nam đã thông báo quyết định chấp thuận 271 trên tổng số 320 khuyến nghị các nước đưa ra, đạt tỷ lệ 84,7%. Đây là tỉ lệ chấp thuận cao nhất của ta trong 4 chu kỳ. Điều này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với tiến trình UPR, cũng như khẳng định mong muốn và quyết tâm của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Có khoảng 90 nước, các tổ chức quốc tế và một số tổ chức phi chính phủ tham dự Phiên họp. Có thể nói tuyệt đại đa số các ý kiến phát biểu đều đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam, sự tham gia của đoàn Việt Nam trong trao đổi, đối thoại cởi mở, thẳng thắn, có nhiểu thông tin hữu ích, giúp cộng đồng quốc tế hiểu hơn về tình hình Việt Nam.

Nhân dịp này, chúng ta cũng đã cập nhật thông tin về các tiến triển mới kể từ Phiên đối thoại tháng 5 vừa qua trên các lĩnh vực như xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, tiếp tục bảo đảm các nền tảng cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội để bảo đảm tốt hơn quyền con người ở Việt Nam.

Đồng thời, đoàn Việt Nam cũng đã kịp thời có những ý kiến phản bác những luận điệu sai lệch, sử dụng những thông tin chưa được kiểm chứng thể hiện định kiến về Việt Nam trong phát biểu của một số ít tổ chức phi chính phủ tại Phiên họp. Chúng ta khẳng định luôn tạo môi trường thuận lợi cho người dân tham gia đóng góp xây dựng chính sách pháp luật; khẳng định việc thực hiện các quyền con người cũng cần dựa trên thượng tôn pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích của cá nhân, cộng đồng, vì sự ổn định và thịnh vượng của cả đất nước; nhấn mạnh quyết tâm không khoan nhượng trước những hành động lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để kích động, gây bất ổn.

- Xin Trưởng đoàn chia sẻ thêm về những nội dung đáng chú ý nhất trong phát biểu của các nước tại Phiên thông qua?

- Điều đặc biệt xúc động tại Phiên họp ngày 27/9 là việc các nước, các bạn bè quốc tế đã tranh thủ sử dụng thời lượng ít ỏi mà HĐNQ dành cho phát biểu của mình để bày tỏ tình cảm đoàn kết, chia sẻ với những đau thương, mất mát do cơn bão Yagi vừa gây ra cho nhân dân Việt Nam. Phát biểu của đại biểu bày tỏ với nỗ lực, cam kết của Chính phủ, đời sống lao động, sản xuất của người dân sẽ sớm được ổn định, hậu quả sớm được khắc phục để tiếp tục đà tăng trưởng. Đồng thời, cũng có những ý kiến đánh giá cao ý nghĩa của việc Việt Nam tiến hành các hoạt động đối thoại về UPR tại HĐNQ ở Geneva Thuỵ Sĩ đúng vào năm 2024, kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên và ký kết Hiệp định Geneva về kết thúc chiến tranh và lập lại hoà bình ở Đông Dương. Một số phát biểu cũng điểm lại quá trình đấu tranh của nhân dân Việt Nam để tự quyết định vận mệnh và con đường đi tới độc lập, tự do, hạnh phúc, coi đó là nền tảng để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam.

Với mục đích chính của Phiên họp là về kết quả rà soát chu kỳ IV với Việt Nam, tất cả các nước phát biểu đều khuyến nghị Hội đồng Nhân quyền thông qua báo cáo quốc gia chu kỳ IV của ta, cùng với lập trường với 320 khuyến nghị mà ta đã thông báo. Các nước hoan nghênh việc ta chấp thuận số lượng lớn các khuyến nghị, thể hiện cam kết mạnh mẽ với tiến trình UPR nói riêng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nói chung. Các nước cũng có những đánh giá tích cực về nỗ lực, thành tựu của ta trên một số khía cạnh như thúc đẩy phát triển bền vững để bảo đảm tốt hơn quyền con người, có cách tiếp cận giảm nghèo đa chiều, quan tâm đến thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương… Đồng thời, một số nước đánh giá ta có những kinh nghiệm tốt về tham gia hiệu quả UPR và đề nghị ta tiếp tục chia sẻ cùng các nước.

Tôi cho rằng các ý kiến đánh giá toàn diện, khách quan, và cũng rất sát với thực tế ở Việt Nam cho thấy các đối tác quốc tế có sự quan tâm tích cực, hiểu biết sâu sắc với thông tin được cập nhật đất nước, con người, lịch sử, văn hoá và quá trình phát triển ở Việt Nam, cũng như thể hiện vị thế, uy tín quốc tế của chúng ta tại các diễn đàn đa phương. Đây là điểm chúng ta cần tiếp tục bồi đắp, phát huy trong thời gian tới.

- Xin Thứ trưởng chia sẻ thêm về các bước tiếp theo của Việt Nam nhằm thực hiện 271 khuyến nghị Việt Nam đã tuyên bố chấp thuận trong chu kỳ IV?

- Chúng ta đã có kinh nghiệm triển khai thực hiện các khuyến nghị UPR tại ba chu kỳ trước đây. Tại chu kỳ IV này, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ thông qua một Kế hoạch tổng thể nhằm triển khai thực hiện 271 khuyến nghị đã chấp thuận. Kế hoạch tổng thể này sẽ phân công cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng Bộ, ngành, cơ quan thực hiện các khuyến nghị, cũng như đề xuất cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện đó. Ta cũng có kế hoạch tiến hành kiểm điểm giữa kỳ để xác định tiến độ thực hiện và những lĩnh vực cần đẩy mạnh nỗ lực hơn nữa.

Trong quá trình này, Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với Liên hợp quốc, các đối tác quốc tế, các nước bạn bè để có thêm các nguồn lực giúp chúng ta có thể thực hiện tốt nhất các khuyến nghị này.

N.N
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm chính thức Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm chính thức Pháp

Ngày 3/10 theo giờ địa phương (tức rạng sáng 4/10 theo giờ Việt Nam), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp và tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19.
Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Ireland

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Ireland

Nhận lời mời của Tổng thống Ireland Michael Higgins (Mai-cơn Hích-gin), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tiến hành thăm cấp Nhà nước tới Ireland từ ngày 1-3/10/2024.
Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ

Nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Từ 28/9-4/10/2024, Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách Nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc...
Bức tranh toàn diện Thủ đô Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển

Bức tranh toàn diện Thủ đô Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển

Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tiếp xúc cử tri huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ

Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tiếp xúc cử tri huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ

Chiều 4/10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tiếp xúc với cử tri huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Giải pháp của Bộ Y tế giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ tại tuyến cơ sở

Giải pháp của Bộ Y tế giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ tại tuyến cơ sở

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Long An liên quan đến chính sách hỗ trợ, thu hút bác sĩ giỏi về công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Đoàn đại biểu TP Hà Nội tri ân 70 gia đình chính sách, người có công tại TP Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu TP Hà Nội tri ân 70 gia đình chính sách, người có công tại TP Hồ Chí Minh

Trong chuỗi hoạt động của Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Đoàn đại biểu TP Hà Nội tổ chức tặng quà, tri ân 70 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh.
Đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Đây là hoạt động chính thức đầu tiên trong Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động