Thứ hai 20/05/2024 14:53

Vì sao an ninh khu vực Nam Á ngày càng phức tạp?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Những ngày gần đây, mối quan hệ vốn căng thẳng âm ỉ giữa Ấn Độ và Pakistan đột ngột leo thang dữ dội do những vụ không chiến giữa lực lượng không quân hai nước. Diễn biến này một lần nữa đã phơi bày mối quan hệ “cơm không lành canh chẳng ngọt” giữa hai quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân tại khu vực Nam Á.    

Mỹ ủng hộ quyền tự vệ của Ấn Độ

Sau khi tổ chức phiến quân Jaish-e-Mohammed (JeM) có trụ sở ở Pakistan tấn công các lực lượng bán quân sự của Ấn Độ ở khu vực Kashmir vào ngày 14-2 vừa qua, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho biết, Washington ủng hộ quyền tự vệ của New Delhi. Tuyên bố này được ông John Bolton đưa ra khi đánh giá lại mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan từ năm 1947. Với sự bùng nổ các vấn đề an ninh giữa những đối thủ sở hữu vũ khí hạt nhân, Mỹ dường như giữ khoảng cách với Pakistan và tiến lại gần hơn trong mối quan hệ với Ấn Độ.

Điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ từ bỏ vai trò đồng minh truyền thống của Pakistan để đứng về một bên - mà theo quan điểm người Pakistan là làm trầm trọng thêm cuộc xung đột? Cuộc tấn công trả đũa Ấn Độ tại Balakot của Pakistan trong tuần qua là trường hợp thứ ba trong lịch sử chỉ ra rằng một cường quốc hạt nhân đã tấn công một cường quốc hạt nhân khác với các lực lượng thông thường.

Tình hình trên sẽ khiến Mỹ quan ngại, nhưng một môi trường địa chính trị thay đổi chắc chắn sẽ kéo người Mỹ xích lại gần Ấn Độ, bất kể các diễn biến của cuộc đụng độ hiện nay. Ấn Độ chứng tỏ sự hữu ích trong các nỗ lực của Mỹ trong một số vấn đề liên quan Trung Quốc.

Ngoài ra, việc Mỹ rút hoàn toàn binh sĩ khỏi Afghanistan cũng có nghĩa là Mỹ sẽ giảm phụ thuộc vào Pakistan hơn trong việc sử dụng các tuyến vận chuyển thiết bị quân sự hỗ trợ chiến tranh, đồng thời mở rộng không gian chính trị để Mỹ gây áp lực lớn hơn đối với các mạng lưới liên kết của Pakistan có những hoạt động chống lại Ấn Độ.

Về lâu dài, một Ấn Độ được vũ trang hạt nhân không bị Mỹ gây áp lực, giúp Ấn Độ có thể hành động vì lợi ích an ninh trực tiếp của mình và trở nên mạnh mẽ hơn so với trước đây. Tuy nhiên, Ấn Độ có nguy cơ tạo ra những thách thức mới cho chính họ, đặc biệt là khi tạo ra mối quan hệ đối đầu hơn với Pakistan và cản trở những tham vọng toàn cầu của nước này.

vi sao an ninh khu vuc nam a ngay cang phuc tap
Hiện trường một chiến đấu cơ bị rơi sau khi phía Pakistan tuyên bố đã bắn hạ 2 chiến đấu cơ của nước láng giềng. (Ảnh tư liệu)

Điềm xấu đối với các nước khu vực

Nguy cơ của cuộc chiến "Indo-Pak" lâu dài cũng là điềm xấu đối với các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Afghanistan. Tại khu vực Nam Á, Ấn Độ và Afghanistan vẫn bị lôi kéo vào các mặt đối lập của cuộc xung đột.

Lịch sử cho thấy sự can thiệp của Mỹ vào cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan mang lại những kết quả tích cực giống như cuộc Chiến tranh Kargil năm 1999. Bất chấp mối quan hệ phức tạp của Pakistan với Mỹ, Ấn Độ có thể sẽ hoan nghênh sự can dự của Mỹ.

Với “dấu chân” quân sự nhỏ hơn và khả năng vũ khí thông thường không thể so sánh với Ấn Độ, Pakistan coi vai trò của một số chính phủ nước ngoài là một thành phần quan trọng trong “bộ công cụ” giải quyết xung đột. Tuy nhiên, theo chuyên gia Shamila N. Chaudhary thuộc ĐH Johns Hopkins, Ấn Độ sẽ phải trả giá cho sự can thiệp như vậy, khi phải đối mặt với phản ứng chính trị trong nước cũng như các mối đe dọa liên tục từ những phiến quân Pakistan khi nguy cơ chiến tranh hạt nhân giảm.

Sau khi quân đội Pakistan bắn hạ 2 máy bay và bắt giữ một phi công Ấn Độ mới đây, Mỹ đã quay trở lại sử dụng những lời hoa mỹ về quyền “tự vệ.” Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi cả hai quốc gia bằng bất cứ giá nào đều phải kiềm chế và tránh leo thang xung đột. Tuyên bố của ông Pompeo được đưa ra vài ngày sau sự kiện này và mâu thuẫn với Chính phủ Mỹ nhưng dù sao tuyên bố này báo hiệu rằng Mỹ một lần nữa sẵn sàng can thiệp.

Ngoài các cam kết ngoại giao cấp cao, có thể hy vọng rằng ở cấp độ các Đại sứ quán Mỹ ở Delhi, Islamabad và Washington cho thấy các nhà ngoại giao, chiến lược gia quân sự và các nhà phân tích tình báo đang theo dõi sát sao các sự kiện này. Mỹ sẽ tìm kiếm những tiếng nói ảnh hưởng khác để hỗ trợ việc đưa hai nước tránh xa bờ vực chiến tranh, cụ thể như từ Vương quốc Anh, Saudi Arabia Arabia và có lẽ cả Trung Quốc.

Đàm phán Mỹ-Taliban có thể bị ảnh hưởng

Sau những căng thẳng, Pakistan đã cảnh báo sẽ trả đũa Ấn Độ. Điều này có thể tác động xấu đến các cuộc đàm phán đang diễn ra với phiến quân Taliban. Mỹ có thể tìm được lý do để thúc giục sự kiềm chế từ phía Ấn Độ, song sẽ không dễ dàng gì để Ấn Độ kiềm chế dưới sức ép các cuộc bầu cử Quốc hội và quân đội Ấn Độ ngày càng mạnh hơn, trong khi các cuộc tấn công vô cớ liên quan đến Pakistan trước đây đều nhằm chống lại việc giải quyết xung đột một cách hòa bình.

Chuyên gia Shamila N. Chaudhary nhận định, mặc dù xung đột hạt nhân là khả năng rất khó xảy ra, nhưng vẫn phải tính đến khả năng các cuộc tấn công và trả đũa giữa Ấn Độ với Pakistan... Chừng nào New Delhi còn có mối quan hệ chiến lược với Mỹ và duy trì các khả năng quân sự thông thường mạnh mẽ hơn, Pakistan sẽ không thay đổi chính sách sử dụng các chiến binh "ủy nhiệm" để chống lại Ấn Độ. Với tuyên bố của Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton rằng Mỹ ủng hộ quyền tự vệ của Ấn Độ, việc sử dụng các chiến binh "ủy nhiệm" của Pakistan có thể làm cho tình hình an ninh khu vực Nam Á phức tạp hơn và càng khó giải quyết.

Hồng Phúc
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Trực thăng chở Tổng thống Iran gặp tai nạn

Trực thăng chở Tổng thống Iran gặp tai nạn

Ngày 19/5, máy bay trực thăng chở Tổng thống Iran - Ebrahim Raisi cùng các quan chức cấp cao nước này đã gặp tai nạn trên đường trở về thủ đô Tehran, tình hình thời tiết xấu cũng làm phức tạp các nỗ lực cứu hộ sau đó.
Va chạm tàu thuyền khiến 7 người chết và mất tích

Va chạm tàu thuyền khiến 7 người chết và mất tích

Ngày 19/5, cảnh sát Hungary cho biết ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 5 người mất tích sau một vụ nghi là va chạm tàu thuyền xảy ra trên sông Danube, phía Bắc thủ đô Budapest, một ngày trước đó.
Xe buýt bốc cháy trên cao tốc khiến 9 người tử vong

Xe buýt bốc cháy trên cao tốc khiến 9 người tử vong

Ngày 17/5, ít nhất 9 người, trong đó có 6 phụ nữ, đã thiệt mạng và 15 người khác bị bỏng trong một vụ cháy xe buýt ở bang Haryana, miền Bắc Ấn Độ.
NATO khó có thể đưa quân đến Ukraine

NATO khó có thể đưa quân đến Ukraine

Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang xem xét tới việc đưa quân đến Ukraine để hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Nga tuy nhiên nhiều nhận định cho rằng khả năng này là tương đối thấp.
ECB cảnh báo mức nợ cao khiến châu Âu có nguy cơ gặp cú sốc bất lợi

ECB cảnh báo mức nợ cao khiến châu Âu có nguy cơ gặp cú sốc bất lợi

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng các quốc gia châu Âu đang "dễ bị tổn thương trước những cú sốc bất lợi" do căng thẳng địa chính trị và lãi suất cao liên tục nếu không tiếp tục giảm nợ công.
Mỹ phê chuẩn thuốc điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối

Mỹ phê chuẩn thuốc điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab (Imdelltra) cho bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối.
Toàn bộ đồng tiền xu ở Australia sẽ được đúc hình ảnh Vua Charles III

Toàn bộ đồng tiền xu ở Australia sẽ được đúc hình ảnh Vua Charles III

Tất cả các đồng tiền xu ở Australia sẽ được đúc hình ảnh của Vua Charles III thay cho hình ảnh của Nữ hoàng Elizabeth II.
Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Chính phủ Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn tuyển sinh quốc tế nhằm cải thiện chất lượng giáo dục.
Nga duyệt binh hoành tráng kỷ niệm 79 năm chiến thắng phát xít

Nga duyệt binh hoành tráng kỷ niệm 79 năm chiến thắng phát xít

Hơn 9.000 binh sĩ Nga cùng hàng chục xe tăng và máy bay chiến đấu đã tham gia lễ duyệt binh truyền thống tại Quảng trường Đỏ, Moscow, nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng 9/5.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động