Thứ bảy 27/04/2024 00:43
Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân"

Ưu tiên nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho nhóm yếu thế

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến góp ý của Nhân dân vào dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
Ưu tiên nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho nhóm yếu thế
Đề án đặt mục tiêu, phấn đấu đến năm 2030, các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, tạo thuận lợi, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.

100% văn bản quy phạm pháp luật được công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác

Đề án được ban hành nhằm xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế và thực hiện các giải pháp toàn diện để nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, được triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước từ năm 2023 - 2030. Đối tượng thụ hưởng của Đề án là công dân Việt Nam, trong đó tập trung ưu tiên nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế.

Đề án hướng tới phát huy vai trò chủ động, tự giác của người dân trong việc tiếp cận pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật để thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, hình thành thói quen, nét văn hóa sống và làm việc theo pháp luật của người dân.

Đồng thời phát huy vai trò chủ động, tự giác của người dân trong việc tiếp cận pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật để thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, hình thành thói quen, nét văn hóa sống và làm việc theo pháp luật của người dân; góp phần tạo nền tảng vững chắc cho xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2030, các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, tạo thuận lợi, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật; các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý được tăng cường năng lực để đáp ứng yêu cầu cơ bản về tiếp cận pháp luật của người dân.

Từ năm 2023, 100% văn bản quy phạm pháp luật, thông tin pháp luật được công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, bảo đảm cho người dân khai thác, sử dụng được thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng.

Đến năm 2024, hoàn thành việc rà soát, đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến tiếp cận pháp luật của người dân bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, khả thi.

Đến năm 2027, 80% tổ chức đại diện cho các nhóm đặc thù, yếu thế được nâng cao năng lực, đầu tư nguồn lực trang bị kiến thức pháp luật, kỹ năng cần thiết cho các thành viên của tổ chức mình để hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật và đạt 100% vào năm 2030. Đến năm 2030, 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định của pháp luật.

Đề án xác định hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế bảo đảm, hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Trong đó tập trung nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện các quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận thông tin, luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, các thiết chế bổ trợ khác;

Hoàn thiện quy định pháp luật nhằm nâng cấp và đổi mới hoạt động của Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật bảo đảm đồng bộ, thống nhất, hỗ trợ người dân tăng cường tiếp cận pháp luật được dễ dàng, thuận tiện. Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm nước ngoài phục vụ hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế và các mô hình nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.

Đồng thời, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các thiết chế bảo đảm, hỗ trợ, nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.

Trong đó tập trung vào việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các cơ quan và cán bộ, công chức trong hoạt động cung cấp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật; tiếp công dân, đối thoại, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, khiếu nại, tố cáo, thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; đánh giá, công nhận địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật… Đặc biệt là các giải pháp đầu tư, hỗ trợ nguồn lực, kinh phí, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin bảo đảm các hoạt động của các cơ quan phục vụ yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân.

Đề án cũng hướng tới phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức hành nghề bổ trợ tư pháp trong hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật. Trong đó, tập trung vào việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các tổ chức và thành viên, hội viên, nhất là đội ngũ luật sư, luật gia, tư vấn viên pháp luật, công chứng viên... trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp.

Đối với năng lực tiếp cận thông tin pháp luật, Đề án xác định tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động pháp luật thực tiễn, nâng cao trách nhiệm minh bạch của các cơ quan Nhà nước trong việc công khai thông tin pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật; trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tiếp cận pháp luật....

Xây dựng, sử dụng các nền tảng số về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc thù của từng nhóm đối tượng và vùng miền; củng cố, thiết lập đường dây nóng tiếp nhận kiến nghị, phản ánh các vi phạm về quyền con người, quyền công dân, giải đáp, tư vấn, hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận, sử dụng quyền và tự bảo vệ quyền...

Hơn 9.700 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật được Bộ, ngành Tư pháp coi trọng, là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Các bộ, ngành đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 255 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); các địa phương ban hành 1.501 VBQPPL cấp tỉnh, 1.306 VBQPPL cấp huyện và 478 VBQPPL cấp xã...

Công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật được các bộ, ngành, địa phương quan tâm chú trọng triển khai thực hiện, gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng pháp luật, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng. 6 tháng đầu năm, các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức hơn 274 nghìn cuộc tuyên truyền pháp luật cho gần 20 triệu lượt người; tổ chức hơn 2.900 cuộc thi cho 2,5 triệu lượt người dự thi; phát miễn phí hơn 25 triệu tài liệu tuyên truyền.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, có hơn 9.700 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (đạt 93,7%); một số địa phương có 100% đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới khẳng định vị thế của pháp luật trong quản lý Nhà nước
Giao cho từng công chức phường theo dõi, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật
Điểm sáng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật quận Ba Đình
Tuyên truyền, phổ biến kịp thời nhiều quy định về phòng dịch đến với người dân
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động