Thứ sáu 08/11/2024 03:35

Văn hóa

Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chương trình “Đèn thu lung linh” tại Hoàng thành Thăng Long tái hiện một không gian Trung thu xưa cũ, với những đồ chơi dân gian quen thuộc, giúp các em nhỏ và du khách có thể tìm hiểu về một nét đẹp văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long với chủ đề "Đèn thu lung linh" là một chương trình ý nghĩa, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chương trình đã tái hiện một không gian Trung thu xưa cũ, với những đồ chơi dân gian quen thuộc, giúp các em nhỏ và du khách có thể tìm hiểu về một nét đẹp văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Các em nhỏ và du khách sẽ được tham gia các hoạt động bổ ích và lý thú như tham quan không gian trưng bày các loại đèn trung thu cổ truyền, các đồ chơi Trung thu dưới hình thức là các gian hàng trên phố cổ xưa.
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Thời gian này, không gian trưng bày của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã trang trí toàn bộ thành một khu phố trung thu xưa cũ của người Hà Nội với những đồ chơi quen thuộc với trẻ em Hà Nội những năm thế kỷ XX.
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Hình ảnh một khu nhà cổ Hà Nội đặc trưng với đèn lồng hình 2 chú cua sống và cua chín được treo trước cửa nhà.
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Dựa trên các nguồn tư liệu quý của các nhà nghiên cứu nước ngoài như Henri Oger, Albert Kant; bảo tàng Quai Branly (Pháp), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp với nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách cùng nghệ nhân các làng nghề chuyên làm đèn Trung thu xưa ở phố cổ (Hà Nội), Thanh Oai (Hà Nội), Báo Đáp (Nam Định), Đông Hồ (Bắc Ninh),... phục dựng các mẫu đèn cổ đã bị thất truyền.
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Những mẫu đồ chơi này vốn đã bị thất truyền nhưng được phục dựng lại từ những năm 2009 - 1010, các mẫu đèn Trung thu cổ xưa được làm từ những nguyên liệu truyền thống giấy dó, giấy nhiễu, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán. Nổi bật nhất là đèn cá chép hóa rồng, đèn cá chép trông trăng, đèn quả đào, quả lựu, đèn trống...
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Mẫu đèn trung thu "cá chép trông trăng" được làm từ nguyên liệu nan tre và giấy bóng kính với màu đỏ chủ đạo.
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Thời gian này, đến tham quan khu trưng bày, các em sẽ hiểu biết thêm về những loại đồ chơi xưa, trân trọng văn hóa của dân tộc mình. Đối với các bậc ông bà cha mẹ, đó cũng là dịp được hồi ức trở về tuổi thơ của chính mình.
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Những gian nhà cổ kính cùng những dây đèn trung thu hình con vật quen thuộc với nhà nông xưa như gà trống, cá vàng, vịt... trở thành một điểm check in độc đáo dịp Trung thu.
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Bên cạnh đó, còn có các gian hàng bày đồ chơi trung thu truyền thống như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, mặt nạ giấy bồi, đầu sư tử, trống ếch...
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Tàu thủy sắt tây từng là một món đồ chơi Trung thu được mơ ước nhất với những bé trai.
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Ông Tiến sĩ giấy từng là một đồ chơi Trung thu quen thuộc nhằm giáo dục truyền thống hiếu học cho trẻ nhỏ.
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách, lồng đèn hình con vật có nguồn gốc từ thời Đường, Trung Hoa. Khởi thủy chúng được làm với hình cá chép. Rồi sau đó còn có thỏ ngọc và cóc 3 chân, là những con vật sống với Hằng Nga trên cung Trăng… Nhưng phong tục này đã mất ở Trung Quốc từ lâu. Trong khi đó, người Việt về sau còn tiếp tục tạo thêm đèn hình các con vật khác như gà, bướm, chuồn chuồn, ông sao, củ ấu,...
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Khu trưng bày trở thành điểm check in mới trong dịp Tết Trung thu năm 2023.
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Thay vì không gian đông đúc trên phố Hàng Mã, nhiều bạn trẻ tìm đến Hoàng Thành Thăng Long, vừa để tìm về một ký ức Trung thu xưa, vừa để có được những bức ảnh đẹp.
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Chương trình còn có các hoạt động trải nghiệm tương tác bổ ích cho các em nhỏ như: Làm đèn Trung thu (đèn ông sao, đèn thỏ, đèn cù), làm bánh Trung thu, tô vẽ mặt nạ giấy bồi, diều giấy… Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội còn đem đến cho khách tham quan những màn biểu diễn nghệ thuật múa lân, sư tử đặc sắc.
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Chương trình “Đèn thu lung linh” là một hoạt động ý nghĩa, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chương trình đã tái hiện một không gian Trung thu xưa cũ, với những chiếc đèn thu lung linh, giúp các em nhỏ và du khách có thể tìm hiểu về một nét đẹp văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Chương trình diễn ra đến ngày Rằm Trung thu (tức 29/9 dương lịch). Trong dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội còn tổ chức tour đêm “Đèn thu lung linh”, tổ chức vào của Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra trong ba buổi tối, từ ngày 27 đến 29/9.
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động