Thứ sáu 22/11/2024 18:47

Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô": tái hiện chặng đường lịch sử vẻ vang của Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 7/10, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, gần 200 tài liệu, hình ảnh lưu trữ về những cửa ô Hà Nội đã được giới thiệu trong trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những cửa ô” nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Minh An
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Minh An

Trưng bày do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, cách đây 70 năm, ngày 10/10/1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Đại đoàn Quân tiên phong tiến về giải phóng Thủ đô. Sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử nghìn năm của Thăng Long-Hà Nội. Trong ngày vui đó, hình ảnh “năm cửa ô đón mừng đón mừng đoàn quân tiến về” đã in đậm trong ký ức của bao người dân Thủ đô”.

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày. Ảnh: Minh An
Các đại biểu cắt băng khai mạc Trưng bày. Ảnh: Minh An

Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" giới thiệu những tài liệu, hình ảnh quý về lịch sử hào hùng của Thủ đô. Qua hình ảnh thân thuộc của các cửa ô gắn bó với người dân Hà Nội đã cung cấp một góc nhìn trực quan sinh động nhất về các hoạt động đời sống xã hội xung quanh các cửa ô. Việc trưng bày các hình ảnh tư liệu về tiếp quản Thủ đô, chặng đường phát triển 70 năm qua… cũng là dịp để tầng lớp nhân dân Thủ đô và cả nước, nhất là thế hệ trẻ, hiểu rõ hơn về truyền thống lịch sử hào hùng, nhìn lại chặng đường lịch sử vẻ vang, khơi dậy truyền thống cách mạng để cùng chung tay, góp sức xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.

Theo Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng, cửa ô là một nét đặc trưng, riêng có của Hà Nội. Đây vốn là các cửa ngõ để ra vào Kinh thành Thăng Long xưa, cũng là điểm giới hạn của đô thị tiếp giáp với các vùng phụ cận. Vì vậy, phần lớn các cửa ô đều hướng ra sông để kết nối giao thông buôn bán giữa phố thị và thôn quê.

Đại biểu tham quan Trưng bày. Ảnh: TTXVN
Đại biểu tham quan Trưng bày. Ảnh: TTXVN

Ngoài vai trò là cửa ngõ kết nối giao thông, các cửa ô Hà Nội là nơi trấn giữ, bảo vệ kinh thành. Vì thế, nơi đây từng ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử Hà Nội. Đặc biệt các cửa ô còn là nơi chứng kiến đoàn quân chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954. Trong lịch sử, Hà Nội từng ghi nhận có 21 cửa ô. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đô thị, những cửa ô xưa của đất kinh kỳ đã biến mất.

Thông qua các nguồn tài liệu, tư liệu phong phú bao gồm nhiều hình ảnh, bản đồ, bản vẽ, trưng bày đã tái hiện phần nào lịch sử đô thị Hà Nội xưa, quá trình biến đổi và dần biến mất của hầu hết các cửa ô Hà Nội vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trưng bày cũng giới thiệu quá trình phát triển, đổi thay của Hà Nội ngày nay, sau 70 năm tiếp quản Thủ đô.

Trưng bày “Hà Nội và những cửa ô” giới thiệu 200 tài liệu, hình ảnh được lưu trữ tại Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội (EFEO), Viện Thông tin Khoa học xã hội và đặc biệt là Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ lịch sử thành phố Hà Nội. Thông qua các nguồn sử liệu, các hình ảnh, bản đồ, bản vẽ, các tài liệu viết bằng ngôn ngữ Hán Nôm và tiếng Pháp, trưng bày tái hiện lịch sử các cửa ô của Hà Nội.

Đông đảo du khách tham quan Trưng bày.
Đông đảo du khách tham quan Trưng bày.

Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" giới thiệu 3 chủ đề: Cửa ô xưa, Cửa ô chiến thắng và Cửa ô Hà Nội hôm nay. Cửa ô xưa giới thiệu về lịch sử hình thành các cửa ô của Thăng Long - Hà Nội; kiến trúc; vai trò, công năng của các cửa ô Hà Nội; sự biến đổi về tên gọi và số lượng các cửa ô theo từng giai đoạn. Dưới sự tác động của người Pháp trong quá trình quy hoạch Hà Nội vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các cửa ô Hà Nội đã dần bị phá hủy, cửa ô Quan Chưởng là chứng tích còn lại duy nhất đến ngày nay, lưu dấu về sự tồn tại và hình dáng của các cửa ô của Thăng Long - Hà Nội xưa.

Trưng bày “Hà Nội và những cửa ô” sẽ phục vụ công chúng đến Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội kéo dài đến hết ngày 30/10.

Hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầu
Mãn nhãn với chương trình Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Không gian Hà Nội xưa “đắt” khách tham quan, trải nghiệm
Mây Hạ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động