Thứ ba 23/04/2024 17:36

Triển khai đồng bộ công tác bảo đảm quyền con người

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định, việc Việt Nam trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 là thành công lớn của công tác đối ngoại đa phương...
Triển khai đồng bộ công tác bảo đảm quyền con người
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá cao các ý kiến trao đổi thực chất của thành viên Tổ công tác, gợi mở nhiều định hướng

Ngày 15/2/2023, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chủ trì cuộc họp của Tổ Công tác liên ngành về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, để thảo luận chương trình công tác năm 2023 và thống nhất phương hướng phối hợp tham mưu, triển khai các nhiệm vụ trên cương vị thành viên cơ quan quan trọng hàng đầu của Liên hợp quốc về quyền con người.

Tham dự cuộc họp có thành viên của Tổ công tác liên ngành, bao gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan thuộc Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và một số bộ, ngành liên quan cùng đại diện Lãnh đạo các đơn vị của Bộ Ngoại giao.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, Tổ trưởng Tổ Công tác khẳng định, việc Việt Nam trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 là thành công lớn của công tác đối ngoại đa phương, góp phần cụ thể hóa đường lối đối ngoại, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương của Đại hội Đảng lần thứ XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư.

Kết quả này có được là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao và tham gia trực tiếp của Lãnh đạo Cấp cao; uy tín, vị thế và những thành tựu toàn diện của đất nước ta trong phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bảo đảm quyền con người; quá trình phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa cơ quan chủ trì là Bộ Ngoại giao với các ban, bộ, ngành liên quan và sự ủng hộ, tín nhiệm của các nước, bạn bè quốc tế.

Tại cuộc họp, trên cơ sở báo cáo của Bộ Ngoại giao, các thành viên Tổ công tác liên ngành đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện Quy chế hoạt động, Chương trình công tác và phân công trách nhiệm giữa các thành viên của Tổ Công tác; để bảo đảm sự tham gia hiệu quả, thiết thực, có trách nhiệm của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ của mình, góp phần nâng cao vị thế đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc và thúc đẩy đối thoại và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá cao các ý kiến trao đổi thực chất của thành viên Tổ công tác, gợi mở nhiều định hướng, giải pháp thiết thực nhằm triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ Công tác liên ngành nói riêng và và công tác thành viên Hội đồng Nhân quyền nói chung.

Thứ trưởng cũng đề nghị Vụ Các Tổ chức quốc tế, cơ quan Thường trực của Tổ Công tác tổng hợp, tiếp thu để xây dựng Kế hoạch tổng thể, trong đó phân công cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan để tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin;cùng thúc đẩy các sáng kiến, đề xuất tạo dấu ấn của Việt Nam trên các lĩnh vực, vấn đề ưu tiên;

Triển khai đồng bộ công tác bảo đảm quyền con người và thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thành viên của các Công ước quốc tế liên quan;đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo và thông tin tuyên truyền để tạo hiệu ứng liên thông, lan toả, góp phần thực hiện tốt vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Ngày 11/10/2022, trong cuộc bầu cử do Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức tại New York, Việt Nam được các nước tín nhiệm bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 cùng 14 nước khác. Là ứng cử viên duy nhất của ASEAN cho nhiệm kỳ này, Việt Nam đã thúc đẩythông điệp ứng cử “Tôn trọng và Hiểu biết. Đối thoại và Hợp tác. Tất cả các quyền con người cho Tất cả mọi người” được các nước hưởng ứng, ủng hộ.

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng Liên hợp quóc, được thành lập năm 2006 gồm 47 thành viên có nhiệm kỳ 3 năm, là diễn đàn đối thoại, hợp tác và thúc đẩy cân bằng tất cả các quyền con người, kể cả quyền phát triển; hoạt động trên cơ sở khách quan, hợp tác và đối thoại, trên tinh thần xây dựng, không thiên vị, chọn lọc, chính trị hóa và tiêu chuẩn kép.

Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc từ khi cơ quan này được thành lập. Trong đó, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.

Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền, thúc đẩy các sáng kiến thể hiện dấu ấn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhất là việc tham gia Nhóm Nòng cốt tại Hội đồng Nhân quyền về “Biến đổi khí hậu và quyền con người”.

“Củng cố Cộng đồng, vượt qua khó khăn, phát huy vị thế” “Củng cố Cộng đồng, vượt qua khó khăn, phát huy vị thế”
Các nước nhất trí ASEAN phát huy vai trò trung gian tin cậy Các nước nhất trí ASEAN phát huy vai trò trung gian tin cậy
Đỗ Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội: thông báo về việc treo cờ Tổ quốc

Hà Nội: thông báo về việc treo cờ Tổ quốc

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 353/TB-UBND về việc treo cờ Tổ quốc.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): tạo điều kiện cho Hà Nội thực hiện TOD

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): tạo điều kiện cho Hà Nội thực hiện TOD

Nhiều chuyên gia cho rằng, sửa đổi Luật Thủ đô là cơ hội để Hà Nội thực hiện TOD - một mô hình phát triển lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán.
Không nên quy định “cứng nhắc” về mật độ dân số, chiều cao công trình trong đô thị

Không nên quy định “cứng nhắc” về mật độ dân số, chiều cao công trình trong đô thị

Đó là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong phiên họp sáng 22/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho ý kiến dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Hà Nội cần có ý kiến, kiến nghị từ thực tiễn để quy định cụ thể vấn đề này trong Luật, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thi hành Luật.
Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Tại cuộc họp với Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT) và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản thi hành Luật Đất đai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025). Điều này đòi hỏi các bộ, ngành nỗ lực, quyết tâm rất lớn...
Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Viện trưởng Viện chiến lược Chuyển đổi số Lê Nguyễn Trường Giang cho rằng, việc đề xuất đưa cơ chế thử nghiệm có kiểm soát quy định thành một điều trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô. Đặc biệt hướng tới việc khai thác những hiệu quả từ công nghệ số, công nghệ cao.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động