Thứ ba 05/11/2024 17:23

Triển khai chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024 tới 63 tỉnh, thành phố

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 17/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024, theo hình thức trực tuyến. Hội nghị được cùng dự tại 62 điểm cầu trên cả nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước là một trong 3 chức năng quan trọng của Quốc hội. Bắt đầu từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, hằng năm Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều tổ chức Hội nghị triển khai chương trình giám sát của năm tiếp theo. Đây là một bước đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, được đại biểu Quốc hội, nhân dân và cử tri đánh giá cao.

Đổi mới mạnh mẽ về tư duy và phương thức thực hiện

Nhìn lại hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2023, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, các hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội được thực hiện có hiệu quả với nhiều đổi mới mạnh mẽ về tư duy và phương thức thực hiện, được triển khai toàn diện, đồng bộ, ngày càng đi vào thực chất.

Qua đó, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả, phản ứng linh hoạt, nhạy bén trước những vấn đề thời sự quan trọng của đất nước; tăng tính dân chủ, pháp quyền, công khai, minh bạch trong hoạt động giám sát, tạo hiệu ứng lan tỏa về tinh thần hành động tích cực, góp phần tạo chuyển biến toàn diện cả về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và vấn đề được giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 90/2023/QH15 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024 với nhiều nội dung giám sát, yêu cầu cụ thể hơn trong việc tổ chức thực hiện đối với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội.

Cụ thể như, yêu cầu các cơ quan của Quốc hội tăng cường tính chủ động xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình giám sát của cơ quan mình, tiếp tục đổi mới, giám sát; đề xuất tổ chức các phiên giải trình và các hoạt động giám sát khác phù hợp; đổi mới phương thức tổ chức các phiên giải trình theo hướng tăng cường kết hợp giữa họp trực tiếp và kết nối trực tuyến…).

Quốc hội đã chọn giám sát tối cao 2 chuyên đề là: “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” (sẽ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7) và chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” (sẽ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 833/NQ-UBTVQH15 ngày 27/7/2023 về Chương trình giám sát của UBTVQH năm 2024. Theo đó, đã chọn 2 chuyên đề giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023” và chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tại hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tại hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn

Tại Hội nghị này, ngoài việc đánh giá những kết quả đạt được, những kinh nghiệm hay trong công tác giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và của đại biểu Quốc hội trong năm 2023, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu làm rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan trong các hoạt động giám sát.

Đồng thời trao đổi, thống nhất về nhận thức, nội dung, công tác phối hợp, các biện pháp để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2024, góp phần đưa các chính sách, pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, bảo đảm có hiệu quả cao, đáp ứng sự mong mỏi của người dân và cử tri cả nước.

Chuẩn bị từ sớm, từ xa

Tại hội nghị, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo đánh giá kết quả hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2023.

Trong đó, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, với mục tiêu không ngừng “đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội”, hoạt động giám sát của Quốc hội đã được tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ, bảo đảm tiến độ, hoàn thành toàn bộ các nội dung theo kế hoạch.

Về hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không ngừng được cải tiến, đổi mới từ việc xây dựng thể chế cho đến việc triển khai thực hiện từng nội dung giám sát. Trong đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được tăng cường, góp phần quan trọng tạo cơ sở pháp lý và định hướng cho hoạt động giám sát của cả nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, như: ban hành Nghị quyết số 96/2023/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Tích cực chỉ đạo việc nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ đề xuất xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; xây dựng dự thảo Nghị quyết hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; các nghị quyết về hoạt động chất vấn, giám sát chuyên đề…

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm bảo đúng quy định, sát thực tiễn với nhiều đổi mới, kịp thời giải quyết các vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm với việc tổ chức 4 phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trên cơ sở đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 3 nghị quyết đối với 8 lĩnh vực (hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang tích cực chỉ đạo hoàn thiện dự thảo Nghị quyết chất vấn tại kỳ họp thứ 6 để gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội trước khi trình Quốc hội thông qua vào cuối kỳ họp).

Việc triển khai hoạt động của các Đoàn giám sát được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo sát sao, định hướng trong quá trình triển khai giám sát. Các Đoàn giám sát đã tổ chức các đoàn công tác với sự tham gia của các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội - Trưởng Đoàn giám sát để khảo sát, làm việc trực tiếp với 33 địa phương, Chính phủ, các Bộ, ngành; tổ chức nhiều tọa đàm, hội nghị tham vấn chuyên gia…

Đặc biệt, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh, lần đầu tiên, Quốc hội tiến hành giám sát đồng thời 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn các chương trình bắt đầu triển khai thực hiện chương trình có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. Qua đó, thể hiện rõ quan điểm, sự nỗ lực, đồng hành của Quốc hội cùng với Chính phủ để tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn trong việc triển khai thực hiện các Chương trình.

Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành cẩn trọng, bảo đảm nghiêm túc, theo quy định của pháp luật. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã phản ánh trung thực, khách quan thực tế trong việc đánh giá những người được Quốc hội bầu, phê chuẩn trong công tác điều hành, lãnh đạo, chỉ đạo những nhiệm vụ được giao.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hoạt động “giám sát lại” được triển khai với tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã dành 2,5 ngày để xem xét và tiến hành chất vấn việc thực hiện của các cơ quan liên quan tới 21 lĩnh vực được nêu trong 10 nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn. Khác với 3 phiên xem xét việc thực hiện các nghị quyết trước đây, phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 có sự đổi mới trong cách thức tổ chức chất vấn, theo đó, các vấn đề chất vấn được nhóm lại thành 4 nhóm lĩnh vực; qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chất vấn của đại biểu Quốc hội và trả lời của người được chất vấn, vừa bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, vừa bao quát được các lĩnh vực đã được giám sát.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, năm 2024, với mục tiêu giám sát phải được triển khai đồng bộ với quá trình triển khai xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ giám sát.

Để triển khai có hiệu quả giám sát các chuyên đề, các Đoàn giám sát, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, các Đoàn giám sát cần tận dụng tối đa các tài liệu, hồ sơ sẵn có về sơ kết, tổng kết, đánh giá những nội dung có liên quan đến chuyên đề giám sát, nhất là những nội dung mới được sửa đổi trong các luật vừa được Quốc hội thông qua để tổ chức triển khai có hiệu quả.

Qua đó, phát huy kinh nghiệm đổi mới tổ chức các Đoàn giám sát đã thực hiện trong nửa nhiệm kỳ qua để tổ chức hoạt động giám sát phù hợp, khoa học; trong đó, tập trung vào giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết, khâu tổ chức thực thi để luật sớm đi vào cuộc sống và được thực hiện nghiêm minh. Đồng thời, các kiến nghị giám sát cần được nghiên cứu, chắt lọc sâu sắc, sát với tình hình thực tiễn, bảo đảm khả thi...

Tăng quyền, xây dựng cơ chế chính sách vượt trội cho Thủ đô Hà Nội
Các giải pháp đặc thù nhằm thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học công nghệ
Thường vụ Quốc hội xem xét về tiếp thu, chỉnh lý nhiều dự án luật
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sáng 4/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sinh hoạt chuyên đề về cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; quán triệt, tiếp tục triển khai các quy định quan trọng của T.Ư và TP Hà Nội.
Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Trưa 30/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Riyadh, Ả-rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Đầu tư Ả-rập Xê-út Khalid bin Abdulaziz Al-Falih.
“Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”

“Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”

Ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt và 4 quan chức cao cấp của Indonesia, Australia, Anh và EU đã có các phát biểu dẫn đề quan trọng định hướng thảo luận choHội thảo.
Phổ biến Luật Thủ đô tới mọi tầng lớp Nhân dân

Phổ biến Luật Thủ đô tới mọi tầng lớp Nhân dân

Hội đồng phối hợp PBGDPL TP Hà Nội xây dựng tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng Luật Thủ đô tới mọi tầng lớp Nhân dân Hà Nội.
Đề xuất đưa nhóm lao động phi chính thức vào nhóm đối tượng ưu tiên về chính sách

Đề xuất đưa nhóm lao động phi chính thức vào nhóm đối tượng ưu tiên về chính sách

Đại biểu cho rằng, cần đưa nhóm đối tượng lao động phi chính thức vào nhóm đối tượng ưu tiên về chính sách được hưởng trong Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi).
Xử lý nghiêm đối với những cá nhân và tổ chức lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi

Xử lý nghiêm đối với những cá nhân và tổ chức lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi

Đại biểu cho rằng, có một điều rất đáng lên án khi có không ít những “con sâu làm rầu nồi canh”, lợi dụng tình hình thiên tai để trục lợi, lừa đảo.
Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Mặc dù là tự nguyện, nhưng cá nhân kêu gọi, vận động quyên góp từ thiện, ủng hộ bão lũ… cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng chính phủ phát động, vừa qua, UBND TP Hà Nội phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP đã tổ chức phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024.
Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Công tác dân vận, tuyên truyền, vận động sự tham gia tích cực, tự nguyện, tự giác của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cùng chung sức, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn TP Hà Nội đã không chỉ mang lại kết quả thiết thực, mà còn giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động