Thứ sáu 29/03/2024 15:01

Trao ấm áp đến những phận người éo le giữa mùa dịch

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tháng 7! Sài Gòn thực hiện cách ly xã hội. Đều hàng đêm, những buổi tối nghĩa tình đến với những người vô gia cư. Những món quà chất chưa bao sự hào sảng của Sài Gòn…
Dẫu biết ra ngã tư ngồi ăn xin, mượn mái che nhà nào ngủ nhờ qua đêm khuya trong mùa dịch bệnh rất nguy hiểm nhưng vì miếng cơm sinh nhai họ phải chấp nhận đánh đổi.
Dẫu biết ra ngã tư ngồi ăn xin, mượn mái che nhà xe buýt ngủ nhờ qua đêm khuya trong mùa dịch bệnh rất nguy hiểm nhưng vì miếng cơm sinh nhai họ phải chấp nhận đánh đổi.

Chắc hẳn, không chỉ riêng họ mà bất kỳ ai cũng đang nơm nớp lo sợ khi cơn đại dịch Covid-19 đến. Nhưng với người lang thang, vô gia cư thì dịch bệnh càng khiến cuộc sống chênh vênh trong cảnh "màn trời chiếu đất". Trong số đó có người không nhà, người thất nghiệp, người bán hàng rong, người bán vé số... Đối với họ cuộc sống bình thường đã là cực khổ lắm rồi thì tại thời điểm này họ càng khổ cực hơn.

Đi suốt trên những dặm đường dài tại các vỉa hè thành phố, đôi mắt tôi trở nên ngấn lệ vì những cảnh đời cơ cực. Bởi đối với chúng ta, nhà được định nghĩa là một nơi ở có mái che có nhà tường bao quanh dùng để che nắng che mưa. Nhưng các bạn biết không? Đối với những mảnh đời vô gia cư nhà của họ là ở khắp nơi trên mảnh đất Sài Gòn này. Nơi dùng để che nắng che mưa của cuộc đời sương gió là những mái hiên tạm bợ ven đường. Khi được hỏi về gia đình. Họ luôn lắc đầu ngao ngán rằng, chẳng biết gia đình của mình là ai và tồn tại khi nào…

Trao ấm áp đến những phận người éo le giữa mùa dịch
Trao ấm áp đến những phận người éo le giữa mùa dịch
Thành phần những người vô gia cư cũng đa dạng: người không nhà, người bán vé số, người hàng rong, người thất nghiệp, người ăn xin, giang hồ, người tâm thần; và có khi cả những bác xe ôm già, xe công nghệ.

Rồi đâu đó trong suốt những chặng đường trong đêm khuya tại Sài Gòn, trời cũng bắt đầu đổ mưa nặng hạt. Trong chiếc áo mưa dày đặc của mình, tôi thấy được xa xa kia là những ông cụ, bà lão đang co rúm lại trên những mái hiên ven đường. Hình ảnh này làm người ta không khỏi suýt xoa, khi chứng kiến được những con người bằng tuổi cha mẹ mình. Nhưng cuộc sống của họ sao còn cực khổ quá. Đáng lẽ ra, đây là độ tuổi được nghỉ ngơi và hưởng phước cùng con cháu thì ông bà còn phải lo lắng chuyện mưu sinh...

Trong cơn đại dịch như đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên thành phố như thế này, tôi không biết những con người ấy sẽ như thế nào và kiếm sống ra sao trên mảnh đất đầy hoa lệ. Tuy không được sinh ra trên mảnh đất này, nhưng đã sinh sống hơn gần thập kỷ ở nơi đây. Tôi dần cảm thấy xót thương những mảnh đời cơ cực, những mảnh đời kiếm sống rong ruổi trên các nẻo đường Sài Gòn.

Trao ấm áp đến những phận người éo le giữa mùa dịch
Những phận người mưu sinh hàng rong quắt queo trong đêm khuya lạnh buốt Sài Gòn giữa mùa dịch giã Covid-19

Tôi vẫn không biết rằng, thằng bé không cha không mẹ, hay phun lửa kiếm sống nơi quán nhậu tôi vẫn thường hay ghé. Mùa dịch này, chúng có tiền để sinh sống hay không? Chúng có bữa cơm no bụng giữa vùng đất này hay không? Hay phải lay lắt cho qua cơn đại dịch. Vì đối với những đứa trẻ vô gia cư, không cha không mẹ như chúng, chỉ có thể tự mưu sinh kiếm sống bằng chính bản thân mình…

Rồi bà cụ bán chè bị bệnh đau thanh quản nơi vòm họng không nói được. Tôi không biết rằng bà cụ có tiền để trang trải bữa ăn hằng ngày hay không. Vì đơn giản cuộc sống của bà chỉ gom gọn nơi gánh chè ấy. Đó cũng chính là công cụ kiếm sống duy nhất của bà trên mảnh đất Sài Gòn này. Cứ mỗi lần lại hỏi mua gì nhìn dòng chữ “Tôi không nói được” là lòng tôi lại nghẹn, nghẹn vì xót thương cho những mảnh đời đau thương…

Trao ấm áp đến những phận người éo le giữa mùa dịch
Trao ấm áp đến những phận người éo le giữa mùa dịch
Trao ấm áp đến những phận người éo le giữa mùa dịch
Và dẫu đường xá “tâm dịch” Sài Gòn những ngày này có vắng lặng và đôi khi lại có mưa, lạnh hơn; nhưng Sài Gòn sẽ không cô độc, nhất là những người vô gia cư. Bởi nghĩa tình cả nước dành cho Sài Gòn, bởi những phần quà tặng người vô gia cư có cả hơi ấm tình người!

Và tôi cũng từng gặp những câu chuyện rơm rớm nước mắt trong sự chật vật mưu sinh. Trước khi Sài Gòn thực hiện cách ly, những cô chú bán vé số hằng ngày trên chiếc xe lăn của mình, không biết cuộc sống có ấm no không? Mà hễ mỗi lần lại mua là tôi lại thấy thương cái sự thật thà chất phác: “Bán con 1 tờ vé số đi cô, mà con đưa 50 ngàn cô khỏi thối lại nghen/ Đâu có được, con mua một tờ là 10 ngàn thôi!”.

Cứ thật thà như thế đấy, chỉ biết sống trên chính sức lao động của mình mà không cần một sự giúp đỡ nào của người khác… Nhưng không biết rằng với mùa dịch này, các cô chú ấy sẽ sống ra sao, khi không được rong ruổi mưu sinh.

Chứng kiến trước những mảnh đời vô gia cứ ấy, tim tôi cứ như đau thắt lại như nhìn thấy những người trong gia đình của mình đang phải sống trong khổ cực. Rồi bỗng tôi nghe tiếng của ông cụ đang ngồi dưới hiện nhà vọng lại làm tôi giật bắn mình: “Chú cảm ơn sự giúp đỡ của tụi con”.

Trao ấm áp đến những phận người éo le giữa mùa dịch
Mong rằng, những bữa tối nghĩa tình này sẽ được nhân rộng, để những phận đời vô gia cư có thêm sự ấm áp tình người, có thêm sự động viên kịp thời và thiết thực trước khi nhận được sự trợ cấp, hỗ trợ từ nhà nước.

Câu cảm ơn ấy làm cho tôi biết được mình phải tiếp tục làm nhiệm vụ của mình. Phải tiếp tục giúp đỡ những mảnh đời vô gia cư bằng chính những gì mà chúng tôi có thể! Nên hơn ai hết, những phận đời như vậy cần sự chung tay của cộng đồng để sẻ chia hơn bao giờ hết.

Với Sài Gòn, một trong những thành phố mà hoạt động "tương thân tương ái' luôn được quan tâm. Bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ của thành phố thì phải kể đến sự đồng hành của các tổ chức, cá nhân nơi đây, trong đó phải kể đến là người trẻ tha hương.

Trao ấm áp đến những phận người éo le giữa mùa dịch
Trao ấm áp đến những phận người éo le giữa mùa dịch
Những phần quà có sự thay đổi, có thể đêm là vài bánh chưng, bánh mỳ, nước suối, khẩu trang, xúc xích duy để họ có thể có thứ lót dạ trong đêm khuya lạnh ngoài trời. Bên cạnh những phần quà “ấm bụng, no lòng”, đôi khi những mảnh đời khốn khổ, cùng cực được được nhận thêm vài trăm ngàn.

Những người trẻ - là người tứ xứ, họ gặp nhau ở Sài Gòn, rồi cùng góp sức mang đến những bữa tối nghĩa tình ấm áp đến những phận người vô gia cư, khó khan. Mỗi phần quà chỉ giản đơn là những hộp sữa, những chiếc bánh mỳ, vài cây xúc xích, xách bánh, khẩu trang và hay kèm theo vài trăm ngàn gửi đến những phận đời khó khăn, vô gia cư trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội đã làm ấm lòng người nhận...

Trao ấm áp đến những phận người éo le giữa mùa dịch
Từ 2 tháng nay, TP Hồ Chí Minh mọi hoạt động đều im ắng. Phố ngày vắng vẻ....

Sau mỗi chuyến phát qua trong đêm khuya về, nhiều tình nguyện viên rất hạnh phúc và vui mừng khi nhận thêm những sự trợ duyên của các tấm lòng gần xa chỉ với dòng tin nhắn: "Cảm ơn tụi em!", “Chị tin mà”, “Giữ gìn sức khỏe nha”,...

Như thế để thấy, sống ở Sài Gòn này, giữa thành phố xô bồ, hối hả ngày thường, thì đâu đấy trong từng ngóc ngách ngõ hẻm kia tình người luôn lấp lánh. Để đến một khi, có người phải thốt lên rằng: “Sài Gòn – thành phố nghĩa tình”!

Hà Kiều
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động