Chủ nhật 08/09/2024 06:42

Trang phục truyền thống: Nhịp cầu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Không chỉ đơn thuần là những trang phục truyền thống của hai đất nước, những bộ kimono Nhật Bản sẽ có dịp được kết hợp với tà áo dài Việt Nam trong chương trình giao lưu văn hóa đặc sắc mang tên Kimono - Aodai Fashion Show, do tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận tới từ Nhật Bản Be-Japon, phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tập đoàn BRG đồng tổ chức.
Trình diễn kimono của nhà thiết kế Kobayashi Eiko tại trụ sở của UNESCO tại Paris năm 2018 (nguồn: Be-Japon)
Trình diễn kimono của nhà thiết kế Kobayashi Eiko tại trụ sở của UNESCO tại Paris năm 2018 (nguồn: Be-Japon)

Kimono - Aodai Fashion Show là chương trình trình diễn thời trang đặc sắc kết hợp với sân khấu, âm nhạc và kịch nghệ Nhật Bản, sẽ được tổ chức vào ngày 4-3 tại khách sạn quốc tế InterContinental Hanoi Westlake.

Trong lần đầu tiên tới Việt Nam, nghệ sĩ và nhà sáng lập của tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận Be-Japon, Kobayashi Eiko, sẽ mang đến Hà Nội 21 trang phục kimono cùng 6 bộ áo dài cách tân được bà lấy cảm hứng và trực tiếp thiết kế với những chất liệu làm kimono truyền thống. Để chuẩn bị cho buổi diễn chính thức tại Việt Nam, Be-Japon đã tổ chức một chương trình tổng duyệt công phu với 38 trang phục kimono và áo dài cách tân vào tối ngày 19/2 vừa qua tại Nakameguro GT Plaza Hall, Tokyo, Nhật Bản.

Kimono được ghép từ hai từ kiru (mặc) và mono (quần áo) là trang phục lâu đời của người dân Nhật Bản, nay đang dần được thay thế bằng các thiết kế gọn gàng hơn với chất liệu đa dạng và đơn giản hơn như sợi bông, sợi tổng hợp… Kimono trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được ưa chuộng trên toàn cầu và là tặng phẩm quý giá tại sự kiện văn hóa, chính trị quốc tế.

Thiết kế trang phục kimono của nhà tạo mẫu Nhật Bản Kobayashi Eiko (nguồn: Be-Japon)
Thiết kế trang phục kimono của nhà tạo mẫu Nhật Bản Kobayashi Eiko (nguồn: Be-Japon)

Nổi tiếng với những trang phục sáng tạo, Kobayashi Eiko thường xuyên bổ sung những họa tiết vải và tranh vẽ lên các thiết kế kimono, tạo nên những tương phản về bố cục và tông màu sáng tối cho trang phục.

“Tôi luôn cố gắng tìm tòi và tạo nên những cải tiến trong thiết kế kimono của mình để có thể đi với nhiều phụ kiện hiện đại như vòng cổ to bản, giày cao gót, mũ cách điệu. Ngoài ra, tôi cũng cố gắng tạo ra những đường cắt khác biệt như đuôi cá, eo ôm sát… góp phần giúp kimono phù hợp hơn với thời đại mới,” nhà thiết kế Nhật Bản cho biết.

Các tà áo dài đặc biệt trong chương trình Kimono - Aodai Fashion Show được Kobayashi Eiko làm nên từ những chất liệu lâu đời của Nhật như vải lụa Nhật từ thời Meiji, thời Taisho hay vải dệt dọc Tatero hiếm có, kết hợp với quần vải lụa truyền thống Việt Nam. Trong số này, một vài thiết kế được đặt hàng vẽ tay bởi các nghệ nhân lâu đời từ Nhật Bản, một số khác được chế tác từ chất liệu vải từng được sử dụng để may trang phục kimono furisode hay đai thắt lưng… Một số trang phục còn được trưng bày và thuyết minh chi tiết trong khuôn khổ triển lãm thời trang đặc sắc tại sảnh tầng 1 của Khách sạn quốc tế InterContinental Hanoi Westlake.

Trình diễn lễ phục junihitoe của nhà thiết kế Kobayashi Eiko tại trụ sở của UNESCO tại Paris năm 2018 (nguồn: Be-Japon)
Trình diễn lễ phục junihitoe của nhà thiết kế Kobayashi Eiko tại trụ sở của UNESCO tại Paris năm 2018 (nguồn: Be-Japon)

Là một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam và hiện đang hợp tác với nhiều đối tác quốc tế trong đó có Tập đoàn Sumitomo và Sanrio tới từ Nhật Bản, Tập đoàn BRG vinh dự cùng với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận Be-Japon đồng tổ chức cho chương trình trình diễn thời trang Kimono - Aodai Fashion Show. Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) là những nhà tài trợ chính cho sự kiện này.

Với chủ đề “Việt - Nhật đồng hành, Hướng tới tương lai - Vươn tầm thế giới”, Năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (1973-2023) sẽ bao gồm nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội đầy ý nghĩa, góp phần xây dựng vững chắc mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia, trở thành điểm nhấn quan trọng hướng tới những mục tiêu chung trong tương lai.

PV
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ra mắt MV ca nhạc “Biển gọi em về” trên nền tảng số

Ra mắt MV ca nhạc “Biển gọi em về” trên nền tảng số

Ngày 7/9, MV ca nhạc “Biển gọi em về” – bản tình ca về con người và mảnh đất Hải Phòng sẽ ra mắt trên nền tảng số. Tác phẩm âm nhạc là món quà tri ân của TS, doanh nhân, luật sư Phạm Hồng Điệp dành tặng khán giả yêu nhạc dịp Tết Trung thu đang đến gần.
Điểm danh những phim điện ảnh tranh tài tại Cánh Diều 2024

Điểm danh những phim điện ảnh tranh tài tại Cánh Diều 2024

Giải thưởng Cánh Diều 2024 có sự tham gia của nhiều phim điện ảnh hấp dẫn, doanh thu cao. Ban tổ chức nhận định chất lượng phim tham gia năm nay đa dạng về thể loại, được khán giả chú ý.
Quán quân “Tiếng hát sông Thương” xuất sắc “ẵm” 2 giải Nhất

Quán quân “Tiếng hát sông Thương” xuất sắc “ẵm” 2 giải Nhất

Cuộc thi “Tiếng hát sông Thương” đã chính thức khép lại với đêm chung kết đặc sắc, tạo dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả. Ban Tổ chức đã trao 3 giải Nhất, 3 giải Nhì và 3 giải Ba. Trong đó, quán quân dòng nhạc dân gian Vũ Đức Kiên đã xuất sắc “ẵm” thêm giải Nhất hát về Bắc Giang.
Người bạn phương xa

Người bạn phương xa

Ngày cậu về với miền quê đầy nắng và gió của tớ, tớ cảm thấy cậu là một người rất đặc biệt. Một cô bé có làn da trắng trẻo, khoác lên mình một chiếc váy rất đẹp
Nghệ nhân trẻ giữ lửa văn hóa làng cổ

Nghệ nhân trẻ giữ lửa văn hóa làng cổ

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát thực hiện mô hình đèn Trung thu từ hình tượng con trâu kết hợp với cổng làng Mông Phụ, lồng ghép câu chuyện văn hóa bản địa.
Nhớ mãi một Hà Nội thân thương

Nhớ mãi một Hà Nội thân thương

Sáng chủ nhật, Hạ Vy chọn cho mình một chiếc áo dài màu tím mà cô yêu thích nhất để làm một việc đặc biệt mà cả năm qua cô đã bỏ quên...
Giữ lửa nghề gốm cổ Bát Tràng

Giữ lửa nghề gốm cổ Bát Tràng

Là người khởi xướng mô hình du lịch trải nghiệm làm gốm đầu tiên tại làng nghề gốm Bát Tràng, đến nay nghệ nhân Phùng Quang Đăng (SN 1971, trú tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) trở thành “đại sứ văn hóa” truyền đam mê nghề gốm đến du khách trong nước và quốc tế.
Hà Nội trong tôi: dáng Thu Hà Nội bên tà áo dài truyền thống

Hà Nội trong tôi: dáng Thu Hà Nội bên tà áo dài truyền thống

Sự kiện "Đi xe đạp cùng áo dài kết nối di sản Hà Nội lần thứ 2" qua các tuyến phố, những điểm di tích lịch sử - di sản của Hà Nội.
Thu Hà Nội - mùa Thu lịch sử

Thu Hà Nội - mùa Thu lịch sử

Đến với mùa Thu Hà Nội, du khách được thưởng thức mùa đẹp nhất trong năm với khí hậu dịu mát, cảnh sắc yên bình, lãng mạn, làm xao xuyến bao con tim.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động