Thứ sáu 26/04/2024 06:27

Ảnh

Toàn cảnh đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước ngày chạy chính thức

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau hơn chục năm chờ đợi, ngày 6-11, tuyến đường sắt trên cao đầu tiên tại Việt Nam sẽ chính chính đi vào hoạt động, phục vụ hành khách.
Toàn cảnh đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước ngày chạy chính thức
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt trên cao đầu tiên tại Việt Nam. Dự án đã khởi động từ hơn chục năm trước. Từ Ngày 6-11, Bộ Giao thông Vận tải sẽ bàn giao dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cho TP Hà Nội để đưa vào khai thác.
Toàn cảnh đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước ngày chạy chính thức
Sau khi bàn giao cho TP Hà Nội, hệ thống đường sắt đô thị này có thể khai thác, vận hành ngay. Việc vận hành, lịch trình chạy tàu sẽ do Hà Nội quyết định.
Toàn cảnh đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước ngày chạy chính thức
Trước ngày hoạt động chính thức, toàn bộ công đoạn kiểm tra, cơ sở vật chất đã hoàn thiện, sẵn sàng phục vụ hành khách.
Toàn cảnh đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước ngày chạy chính thức
Hệ thống thang máy được nhân viên kỹ thuật kiểm tra, khắc phục những sự cố phát sinh. Tại các nhà ga, lực lượng bảo vệ được cắt cử để trông coi các hạng mục của công trình.
Toàn cảnh đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước ngày chạy chính thức
Một số nhà ga khác như Thái Hà, Láng đều được chỉnh trang, dọn dẹp sạch sẽ trước ngày bàn giao chính thức cho TP Hà Nội.
Toàn cảnh đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước ngày chạy chính thức
Tuyến đường sắt này có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu gồm 4 toa, mỗi toa chở được 240 hành khách, mỗi chuyến chở được 960 hành khách.
Toàn cảnh đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước ngày chạy chính thức
Để mua vé tại quầy bán vé tự động, khách hàng dùng tiền mặt (lớn hơn) đưa vào khe nhận tiền, chọn ga đến. Các nút bấm trên máy dạng cảm ứng tay. Sau khi nhận tiền, máy sẽ nhả vé (thẻ nhựa) và tiền thừa (nếu có). Theo thiết kế, hệ thống máy bán vé chưa có chế độ cài đặt tích hợp mua bằng thẻ thanh toán (ngân hàng) nên ban đầu chỉ vận hành bán theo hình thức nhận tiền mặt.
Toàn cảnh đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước ngày chạy chính thức
Khi đi vào hoạt động, đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông có biểu đồ hoạt động giờ cao điểm 6 phút/chuyến, bình quân có 10 chuyến/giờ/hướng.
Toàn cảnh đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước ngày chạy chính thức
Trong 15 ngày chạy miễn phí, 7 ngày đầu vận hành 4 đoàn, giãn cách 15 phút, 8 ngày tiếp theo vận hành 6 đoàn tàu, giãn cách 10 phút.
Toàn cảnh đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước ngày chạy chính thức
Trong 6 tháng đầu khai thác, dự kiến vận hành 6-9 đoàn tàu, tương ứng thời gian giãn cách 6 phút, 10 phút/chuyến.
Toàn cảnh đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước ngày chạy chính thức
Dự kiến, giá vé tàu Cát Linh được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách, trong đó tối đa 15.000 đồng/lượt nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8.000 đồng với quãng ngắn nhất. Giá vé ngày 30.000 đồng/người (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày).
Toàn cảnh đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước ngày chạy chính thức
Trong năm đầu tiên khai thác chính thức, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được chuyên gia của Công ty Đường sắt đô thị Trung Quốc tham gia tư vấn, hỗ trợ quản lý, khai thác vận hành.
Toàn cảnh đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước ngày chạy chính thức
Giai đoạn đầu khai thác, công suất vận hành của tuyến đường sắt tương đương 12 tuyến xe buýt lớn, nếu tăng vận tốc di chuyển đạt tương đương 24 tuyến buýt.
Toàn cảnh đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước ngày chạy chính thức
Sau hàng chục năm chờ đợi, cuối cùng người dân Hà Nội cũng đã được di chuyển bằng tuyến đường sắt trên cao đầu tiên tại Thủ đô.
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động