Thứ tư 15/05/2024 16:45

Tiêu chí “Tổ hòa giải 5 tốt” tại Hà Nội đã gắn trách nhiệm của chính quyền và hòa giải viên trong công tác hòa giải

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cuối năm 2022, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 351/KH-UBND về triển khai, thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 13/9/2022 của Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Tiêu chí “Tổ hòa giải 5 tốt” tại Hà Nội đã gắn trách nhiệm của chính quyền và hòa giải viên trong công tác hòa giải
Trong 6 tháng đầu năm 2023, TP đã tổ chức cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở. Ảnh: Đức Hùng

Tại Kế hoạch đưa ra chỉ tiêu xây dựng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đạt ít nhất 60% tổ hòa giải đạt mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”, đảm bảo mỗi thôn, tổ dân phố có 1 tổ hòa giải.

Theo đó, TP nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp đối với công tác hòa giải qua hoạt động tổ chức rà soát các VBQPPL hiện hành liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở do TP ban hành, tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các VBQPPL phù hợp với Luật Hòa giải ở cơ sở; xây dựng đội ngũ hòa giải viên có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở; Kiện toàn số lượng tổ hòa giải, đảm bảo mỗi thôn, tổ dân phố có ít nhất 1 tổ hòa giải; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở.

Xây dựng, nhân rộng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” ở các địa bàn dân cư, gắn xây dựng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” với các tổ chức tự quản tại cộng đồng dân cư, phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, nhân rộng các mô hình hoà giải đạt hiệu quả phù hợp với tình hình địa phương.

Cũng tại Kế hoạch này, 100% tổ hòa giải trên địa bàn TP tiếp tục được cấp phát miễn phí ấn phẩm Pháp luật và Xã hội thuộc Báo Kinh tế và Đô thị. Đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn TP trên ấn phẩm Pháp luật và Xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao chất lượng chuyên mục “Hòa giải ở cơ sở” trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp PBGDPL TP và ấn phẩm Pháp luật và Xã hội.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn TP Hà Nội đã hòa giải thành công 1.334/1.544 vụ việc, đạt tỷ lệ 86,4%, đáp ứng nhu cầu công tác hòa giải ở cơ sở, nhờ đó góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa bàn dân cư.

Xác định việc hòa giải từ cơ sở giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội, thời gian qua, TP Hà Nội luôn chú trọng ban hành nhiều văn bản, kế hoạch triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác hòa giải ở cơ sở, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động các Tổ hòa giải, đẩy mạnh hoạt động hòa giải ở cơ sở cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật góp phần làm giảm phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, góp phần nâng cao khối đại đoàn kết toàn dân, ổn định trật tự an toàn trên địa bàn TP. Với nhiều mô hình, cách làm độc đáo, tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn TP Hà Nội trung bình hàng năm đều đạt trên 80%.

Cụ thể, theo Báo cáo của UBND TP Hà Nội gửi Bộ Tư pháp về sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp công tác 6 tháng cuối năm 2023, đối với công tác hòa giải ở cơ sở, toàn TP hiện có 4.994 Tổ hòa giải với tổng số 32.101 hòa giải viên, trong đó có 3.001/4.994 Tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt” (chiếm 60,09%).

“Tổ hòa giải 5 tốt” tại Hà Nội có 5 tiêu chí gồm: Phát hiện vụ việc kịp thời, tổ chức hòa giải tốt, đạt tỷ lệ hòa giải thành từ 90% trở lên; Phối hợp tốt giữa Ban công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở cơ sở, các tổ hòa giải và tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; Được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải; tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng cho hòa giải viên; Được hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác hòa giải đúng, kịp thời theo quy định của pháp luật; Định kỳ giao ban 6 tháng, hằng năm trao đổi kinh nghiệm hòa giải, báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động hòa giải; ghi chép, quản lý sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở theo đúng quy định.

Việc đưa ra 5 tiêu chí trên đã gắn trách nhiệm của chính quyền và hòa giải viên trong công tác hòa giải, tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn TP tăng cao qua từng năm. Nhiều đơn vị tích cực duy trì và triển khai mô hình này và đạt được tỷ lệ hòa giải thành cao như các quận Long Biên (100%), Nam Từ Liêm (98,48%), Ba Đình (95,56%), Hoàng Mai (93,22%), ...

Trong 6 tháng đầu năm, toàn TP đã tiếp nhận tổng số 1.639 vụ việc hòa giải, đã tiến hành hòa giải thành 1.334/1.544 vụ việc (đạt tỷ lệ 86,4%), 95 vụ việc đang tiến hành hòa giải. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, TP đã tổ chức cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở. Đồng thời, chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức nâng cao kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên và vị thế của hòa giải viên trên địa bàn TP.

Chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ tư pháp cơ sở Chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ tư pháp cơ sở
Dương Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động