“Thực hiện chế định Thừa phát lại - hướng đi đúng về xã hội hóa hoạt động tư pháp”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội là một trong 13 địa phương được chọn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội.
Theo đó, từ tháng 2/2014, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định cho phép thành lập 05 Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội là các Văn phòng: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Thanh Xuân - Hà Nội.
Đến nay, số lượng văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội lên đến con số 38.
Thời gian qua, các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn thành phố đã và đang khẳng định vị trí, vai trò trong việc hỗ trợ các cơ quan Tư pháp thực hiện một số công việc như: Tống đạt các văn bản tài liệu tố tụng; Hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước pháp luật; trực tiếp tổ chức thi hành án, thu nhiều chục tỷ đồng cho người được thi hành án... Bên cạnh đó, công tác này còn gặp khó khăn về mặt thực tiễn.
Với mong muốn bạn đọc có cái nhìn tổng quát về công tác Thừa phát lại trên địa bàn TP Hà Nội; đồng thời hưởng ứng 17 năm ngày ấn phẩm Pháp luật và Xã hội ra số đầu tiên, sáng 20/7, báo Kinh tế và Đô thị, sẽ tổ chức Toạ đàm “Thực hiện chế định Thừa phát lại - hướng đi đúng về xã hội hóa hoạt động tư pháp”.
Kính mời quý bạn đọc đón theo dõi Toạ đàm trên phapluatxahoi.kinhtedothi.vn.
Toạ đàm có sự đồng hành của Văn phòng Thừa phát lại Thăng Long - Hà Nội; Văn phòng Thừa phát lại Hoài Đức. |
Một số điểm giúp thuận lợi hơn khi làm thủ tục lập vi bằng | |
Đăng ký vi bằng | |
Lập vi bằng giúp có lợi trong các vụ việc tranh chấp? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại