Thiết lập trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 tại BV Đại học Y Hà Nội có quy mô 500 giường bệnh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐồng thời, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội báo cáo khẩn về thực trạng Khoa Hồi sức tich cực của Bệnh viện. Chuẩn bị nguồn lực về cơ sở vật chất, nhân lực trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc… để thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực. Bộ Y tế sẽ xem xét cung cấp các trang thiết bị hồi sức tích cực chủ yếu dựa trên đề xuất của Bệnh viện.
Báo cáo thực trạng Khoa Hồi sức tich cực của Bệnh viện gửi chậm nhất là 8g thứ Hai, ngày 26-7-2021; Kế hoạch thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện gửi chậm nhất là 17g ngày 29-7 về Cục Quản lý Khám chữa bệnh.
Ảnh minh họa |
Về tình hình chuẩn bị các cơ sở y tế phục vụ thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội, ngày 24-7 Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng cho biết: Thực hiện các chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố, Sở Y tế đã xây dựng phương án, kịch bản chi tiết cho từng giai đoạn. Hiện nay đang là phương án, kịch bản 1.000 giường đã được thực hiện. Sắp tới Sở Y tế xây dựng kịch bản cho 5.000, 10.000, 20.000 giường và 50.000 giường... và chia 4 tầng điều trị.
Tầng 1 bao gồm 80% bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được điều trị tại các bệnh viện dã chiến, trên cơ sở thành lập từ các khu cách ly tập trung. Hiện TP sẵn sàng có thể kích hoạt ngay Bệnh viện dã chiến tại Trường Quân sự Thủ đô với quy mô 500 giường và các bệnh viện dã chiến tại khu nhà ở sinh viên tại khu cách ly Pháp Vân – Tứ Hiệp với quy mô 3 tòa nhà, mỗi tòa nhà có thể kích hoạt một bệnh viện 700 giường.
Tầng thứ 2 sẽ điều trị các bệnh nhân có triệu chứng trung bình và có bệnh lý nền, Sở sẽ kích hoạt các bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện để thu dung, điều trị. Dự kiến mỗi bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện có thể đáp ứng 250 giường bệnh.
Tầng 3 và 4 gồm 5% bệnh nhân nặng, trong đó có 1% bệnh nhân rất nặng phải thở máy hoặc lọc máu, nguy cơ tử vong cao thì kích hoạt ngay Bệnh đa khoa Đức Giang thành bệnh viện hồi sức tuyến cuối, trước mắt sẽ bố trí 250 giường.
Ngoài ra, ở địa bàn Hà Nội, với phương châm "4 tại chỗ", ngoài các bệnh viện của TP còn rất nhiều hệ thống y tế khác, Sở sẽ triển khai quy chế phối hợp để tận dụng tối đa nguồn lực y tế trên địa bàn, đó là các cơ sở y tế noài công lập, tuyến Trung ương, các bộ ngành, quân đội, công an. “Với những kịch bản như vậy, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, UBND TP, trong thời han tới hoàn toàn đáp ứng được với từng tình huống cụ thể”, Phó Giám đốc Sở Y tế khẳng định.
Hiện tại năng lực của riêng ngành y tế Thủ đô có 412 giường hồi sức, 222 bác sĩ và trên 400 điều dưỡng có khả năng sử dụng máy thở. Ngoài ra, năng lực xét nghiệm của TP là 48.000 mẫu/ngày với 20 máy PCR, sắp tới bổ sung thêm 5 máy. TP cũng có 111 xe cứu thương có thể huy động để phân luồng bệnh nhân tốt nhất.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại