Thị trường ô tô sẽ diễn biến thế nào?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBộ Công Thương cho rằng, với việc xe nhập nguyên chiếc, chủ yếu từ Thái Lan, Indonesia, tăng gấp đôi giai đoạn trước 2018, sản xuất trong nước gặp thách thức. |
Liên tiếp kiến nghị giảm thuế
Các hiệp hội, địa phương vừa đề xuất Chính phủ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm nay để kích cầu.
Theo đó, hai giải pháp được các hiệp hội, địa phương đưa ra để kích cầu thị trường, là gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2023 và giảm 50% lệ phí trước bạ. Các chính sách này được đề nghị ban hành trong quý I hoặc đầu quý II năm nay.
Giải thích việc lần này lại đưa ra đề nghị trên, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) nêu thực tế, siết tín dụng, lãi suất tăng khiến thanh khoản thị trường bị thu hẹp. Các DN ô tô đang gồng mình đối mặt tình trạng hàng tồn kho tăng cao, sức mua giảm mạnh.
Dữ liệu báo cáo tháng 1 - thời điểm trước Tết Nguyên đán 2023 - của VAMA cho thấy, doanh số bán hàng tháng đầu năm 2023 toàn thị trường đạt 17.852 xe, giảm 60% so với tháng 12/2022 và 54% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, doanh số bán xe trong nước giảm gần một nửa, chỉ đạt 9.228 xe. Có hãng xe lượng bán chỉ bằng 30% của một tháng trước đó. Hiệp hội này nhận diện đây là tín hiệu bất thường, đáng ngại vì tháng có Tết thường là thời điểm lượng bán tăng cao.
Tương tự, Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam (VAMI) cũng nêu thực trạng tiêu thụ xe giảm kéo theo ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ khí bị sụt đơn hàng. Trong ngắn hạn, nếu sức mua không cải thiện, thị trường không tăng trở lại, để giảm bớt áp lực tồn kho, các hãng sẽ khó duy trì nhịp sản xuất ổn định, buộc phải giảm công suất, nhân công.
Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ không giúp giảm giá xe nhưng người mua giảm được chi phí để lăn bánh một chiếc ô tô mới; kích thích nhu cầu tiêu dùng mua sắm trong bối cảnh ảm đảm vì áp lực siết chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát.
Về phía DN, hai chính sách kích cầu này sẽ giúp họ giảm bớt áp lực dòng tiền, cũng như có thêm thời gian, nguồn lực cân đối chi phí duy trì sản xuất.
Thu ngân sách có thể bị ảnh hưởng vì các chính sách trên, nhưng theo các hiệp hội, địa phương ô tô là mặt hàng chịu thuế cao và tỷ trọng lệ phí trước bạ so với các khoản thuế phải nộp khác phát sinh từ tiêu dùng xe không đáng kể. Vì thế, tổng thu ngân sách Nhà nước vẫn được dảm bảo bởi các khoản thuế, phí và lệ phí phát sinh khi người mua đăng ký sở hữu xe (thuế VAT 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 35 - 60%, chi phí cấp biển, đăng kiểm lần đầu).
Cho rằng chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước là phân biệt đối xử, đại diện 12 nhà nhập khẩu ô tô được ủy quyền chính hãng tại Việt Nam (VIVA) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ về việc đề xuất ưu đãi lệ phí trước bạ ô tô năm 2023.
Văn bản do ông Laurent Genet, Tổng giám đốc Nhà nhập khẩu chính thức Audi tại Việt Nam, đại diện các nhà Nhập khẩu Ô tô Việt Nam (VIVA) ký cho biết, thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP của Chính phủ nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc trong ngành công nghiệp ô tô, Bộ Tài chính được giao phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan ban ngành liên quan nghiên cứu chính sách giãn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, mức thuế ưu đãi, các ưu đãi bao gồm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD) do Bộ Công thương đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/03/2023.
Liên quan đến chính sách này, các DN thành viên VIVA (gồm Audi, Bentley, Ferrari, Jaguar & Land Rover, Maserati, Morgan & Brabus, Porsch, Subaru, Volkswagen và Volvo) cho rằng, doanh số bán xe của cả sản xuất lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc đều chịu áp lực nghiêm trọng. Do đó, Chính phủ Việt Nam cần có giải pháp hỗ trợ tương tự và công bằng vì toàn bộ thị trường cả hai nguồn gốc xe cũng đều bị ảnh hưởng nặng nề.
Ủng hộ đề xuất giảm 50% thuế trước bạ, nhưng VIVA cho rằng chỉ khi áp dụng cho tất cả ô tô mới được lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu nguyên chiếc.
Xu hướng không có lợi cho phát triển lâu dài
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Bộ Công thương cho rằng, với việc xe nhập nguyên chiếc, chủ yếu từ Thái Lan, Indonesia, tăng gấp đôi giai đoạn trước 2018, sản xuất trong nước gặp thách thức. Năm ngoái số xe xuất xưởng tại Việt Nam đạt gần 440.000 chiếc, trong khi xe nhập khẩu là 176.590 xe. Nhưng lượng xe nhập từ ASEAN (chủ yếu là Thái Lan, Indonesia) tăng liên tục 5 năm qua, gấp đôi giai đoạn trước năm 2018.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng nhập từ hai nước này đạt 144.703 chiếc vào năm ngoái, chiếm hơn 83% xe nhập từ các nước của Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu đạt gần 2,5 tỷ USD, xấp xỉ 65% tổng kim ngạch xe nhập khẩu của Việt Nam từ các nước (3,83 tỷ USD).
Cùng đó, các hãng xe ngoại có nhà máy ở Việt Nam nhưng vẫn nhập xe nguyên chiếc 80 - 90% lượng xe bán ra. Mặt khác, thị trường ô tô trong nước cũng sẽ đối mặt cạnh tranh với các quốc gia thành viên của CPTPP và EVFTA trong 7 - 10 năm tới, khi thuế nhập khẩu dần về 0%. Tức là ngoài nhập xe nguyên chiếc, các DN FDI tăng nhập khẩu linh, phụ kiện, phụ tùng khi thuế về 0%. Đây là xu hướng không có lợi cho phát triển lâu dài của công nghiệp ô tô trong nước.
Một trong số bất cập làm giảm cạnh tranh sản xuất trong nước theo Bộ Công Thương là vẫn duy trì cách tính tỷ lệ nội địa hóa theo mức độ rời rạc của linh kiện, cụm chi tiết được sản xuất nội địa, áp dụng từ 2004.
Theo cách tính này, mỗi cụm linh kiện, phụ tùng chính được áp một điểm số, rồi quy ra một tỷ lệ % nội địa hoá nhất định, mà không phụ thuộc vào giá trị linh kiện, phụ tùng đó. Trong khi đó, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam (VAMI) cho rằng, cách tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô được các nước ASEAN và thế giới áp dụng hiện nay, là dựa theo tỷ lệ phần trăm giá trị sản xuất trong nước, chứ không tính theo cụm chi tiết được sản xuất nội địa.
Thị trường bất động sản năm 2023 sẽ có thêm yếu tố tích cực? | |
Giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng lãi suất sẽ như thế nào? | |
Thị trường ô tô tháng 2 có dấu hiệu khởi sắc |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại