Giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng lãi suất sẽ như thế nào?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Lãi vay thấp hơn từ 1,5-2%. |
Lãi vay thấp hơn từ 1,5-2%
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, cơ quan này và Bộ Xây dựng đã thống nhất triển khai một gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho cả chủ đầu tư và người dân mua nhà ngay trong năm 2023.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Ngân hàng Nhà nước ưu tiên nguồn vốn các đối tượng nhà ở xã hội và nhà ở công nhân, Bộ Xây dựng đã đề xuất với Ngân hàng Nhà nước gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng từ 4 ngân hàng thương mại (mỗi ngân hàng hỗ trợ 30.000 tỷ đồng)
Về lãi suất, ông Hà cho biết gói tín dụng trên không cấp bù lãi suất giống như gói 30.000 tỷ đồng trước, mà hoàn toàn do các ngân hàng thương mại triển khai. Lãi vay chỉ thấp hơn lãi vay bình quân của các ngân hàng thương mại khoảng 1,5-2%. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội và nhà ở công nhân này sẽ được triển khai ngay sau khi có Nghị quyết của Chính phủ.
Trong khi với quy định phát triển nhà ở xã hội hiện tại của Chính phủ, lợi nhuận định mức của các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chỉ khoảng 10%. Như vậy, với lãi vay của các ngân hàng thương mại cao như hiện nay, gói vay ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước sẽ có lãi vay "ưu đãi" cao hơn lợi nhuận định mức 10% của các dự án nhà ở xã hội. Điều này rất khó để các doanh nghiệp hồ hởi bỏ thầu dự án nhà ở xã hội.
Giải ngân vốn có trọng tâm trọng điểm
Trao đổi về giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả khi năm nay vốn đầu tư công được giao cho các địa phương lớn hơn nhiều so với năm 2022, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết: Một trong những giải pháp giải ngân hiệu quả vốn đầu tư công là tập trung đầu tư có trọng tâm trọng điểm, không dàn trải và đặc biệt tập trung cho dự án liên kết vùng tạo không gian phát triển mới về kinh tế-xã hội cho các địa phương, chẳng hạn như đường cao tốc.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho hay, kinh nghiệm từ năm 2022 cho thấy, để giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả cần tiếp tục thực hiện hiệu quả hoạt động 6 tổ công tác của Chính phủ để đôn đốc các Bộ, ngành đẩy nhanh giải ngân đối với số vốn được giao. Các Tổ trưởng Tổ công tác là Phó thủ tướng và Bộ trưởng.
Năm 2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 92,97% so với kế hoạch, so với năm 2021 thì không bằng (năm 2021 là 95,11%). Tuy nhiên, năm 2022 phải tiêu số vốn tuyệt đối tăng thêm 120.000 tỷ đồng (giao tăng thêm là theo chương trình mục tiêu quốc gia…).
Hai tháng đầu năm 2023, trách nhiệm nặng nề hơn khi đã giao cho các bộ, ngành, địa phương tổng số trên 700.000 tỷ đồng, tăng 140.000 tỷ đồng so với năm 2022 và tăng 260.000 tỷ đồng so với năm 2021. Do vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt, ngay từ đầu năm đã tổ chức Hội nghị toàn quốc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến hết ngày 17/2/2023, vẫn còn 117.313 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước còn lại các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương chưa phân bổ chi tiết cho danh mục nhiệm vụ, dự án, bằng 15,8% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 63.697 tỷ đồng, vốn cân đối ngân sách địa phương là 53.615 tỷ đồng.
Chỉ ra nguyên nhân, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, do công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị giao kế hoạch hàng năm của nhiều Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương còn thiếu chủ động và chậm trễ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ rõ, có 33 Bộ, cơ quan Trung ương và 55 địa phương chưa phân bổ chi tiết 100% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương; trong đó có Bộ Y tế, Kiểm toán Nhà nước, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam chưa thực hiện phân bổ (0%) kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023.
Có 19 địa phương chưa phân bổ chi tiết 100% kế hoạch vốn ngân sách địa phương; trong đó có 4 địa phương là Lạng Sơn, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk chưa thực hiện phân bổ (0%) chi tiết kế hoạch vốn ngân sách địa phương năm 2023 trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công theo đúng quy định.
Đối với ngân sách Trung ương, một số dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư (trong đó chủ yếu là các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội); dự án quá thời gian bố trí vốn, dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chưa hoàn thành thủ tục ký hiệp định vay, chưa được ký thỏa thuận vay với nhà tài trợ hoặc đang lấy ý kiến nhà tài trợ để hoàn thiện thủ tục sử dụng vốn dự… Liên quan đến vốn ODA, đây là nguồn vốn có tính đặc thù nên các bộ, ngành cần hỗ trợ địa phương, phối hợp với nhà tài trợ để điều chỉnh sớm.
Về giải quyết các khó khăn về nguyên, vật liệu, điều chỉnh giá, năm 2022 có tác động nhiều hơn, cân đối các vấn đề về nguyên vật liệu, giá; tuy nhiên còn một số vấn đề như đất cát san lấp, đặc biệt là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, vấn đề về bảo đảm nguồn nguyên liệu cho các công trình đường cao tốc Bắc - Nam cần được quan tâm hơn.
Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh: Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành, tổ công tác… chúng ta sẽ nỗ lực để cố gắng giải ngân cao nhất số vốn 700.000 tỷ đồng. "Chúng tôi tin tưởng sẽ làm được. Đây là nỗ lực rất lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế và hỗ trợ các ngành kinh tế khác"
Nhiệm kỳ 2021-2026, đầu tiên dự kiến giải ngân cho trên 10.000 dự án. Sau đó, Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt để cắt giảm còn chưa đầy 5.000 dự án. Đây là giải pháp rất quan trọng để tập trung giải ngân vốn đầu tư công, trong đó đặc biệt tập trung cho dự án liên kết vùng nhằm tạo các không gian phát triển mới, các tuyến đường cao tốc, công trình hạ tầng.
2 gói tín dụng tác động đến thị trường bất động sản Hà Nội ra sao? | |
Dành gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho bất động sản | |
Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại