Thị trường chứng khoán 14/5: về vạch xuất phát
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Thị trường chứng khoán 14/5: về vạch xuất phát. Ảnh: NT |
Tâm lý tích cực từ đầu phiên được duy trì, đưa chỉ số có lúc chạm mốc 1.252,43 điểm, tức tăng 12,25 điểm, nhưng cũng từ đó, VN-Index bắt đầu tuột dốc về lại điểm xuất phát. Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, VN-Index tăng hơn 3,8 điểm, giao dịch quanh mức 1.243,98 điểm. HNX-Index tăng 0,63 điểm, giao dịch quanh mức 236 điểm.
Phiên sáng, thị trường chứng khoán mở cửa tích cực sau nhiều phiên giảm điểm trước đó. Đến 9h39, VN-Index tăng hơn 6,6 điểm lên quanh 1.246,82 điểm. Độ rộng thị trường nghiên về hướng tăng giá với 322 mã, giảm giá 151 mã và đứng giá 1.107 mã.
Các nhóm ngành cũng có diễn biến tương tự, phần lớn mở cửa với sắc xanh, đáng chú ý ngành sản phẩm cao su tăng mạnh, theo sau là ngành bất động sản. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành giảm điểm nhẹ như bán lẻ, sản xuất hàng gia dụng, dịch vụ lưu trú – ăn uống – giải trí, vận tải – kho bãi.
Bên kia bán cầu, kết thúc phiên giao dịch ngày 13/5, chỉ số Dow Jones lùi 81,33 điểm (tương đương 0,21%) xuống 39.431,51 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 0,02% xuống 5.221,42 điểm. Trong khi, chỉ số Nasdaq Composite tiến 0,29% lên 16.388,24 điểm.
Tâm lý tích cực từ đầu phiên được duy trì, đưa chỉ số có lúc chạm mốc 1.252,43 điểm, tức tăng 12,25 điểm, nhưng cũng từ đó, VN-Index bắt đầu tuột dốc về lại điểm xuất phát.
Do đầu phiên VN-Index mở gap tăng, nên dù về vạch xuất phát, chỉ số vẫn tăng hơn 6 điểm so với phiên trước và giao dịch quanh 1.246,46 điểm, tính đến 10h30. Thanh khoản thị trường có sự cải thiện, ghi nhận khoảng 4.600 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 12% so với trung bình phiên trước đó.
Diễn biến các nhóm ngành đang đi theo chiều hướng tiêu cực hơn đầu phiên, sắc đỏ dần lan rộng sang một số ngành như khai khoáng, bán buôn, sản xuất hàng gia dụng, vận tải – kho bãi, nông – lâm – ngư.
Về yếu tố liên quan đến nhóm nông – lâm – ngư, tờ Financial Express gần đây đưa tin về việc Ấn Độ có thể cân nhắc gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo, xét đến tình trạng dư thừa gạo và dự báo mùa gieo trồng thuận lợi hơn trong thời gian tới.
Đáng chú ý, dù có được thông tin hỗ trợ nhưng nhóm chế biến thủy sản vẫn chịu áp lực giảm điểm. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản tháng 4/2024 đạt 770 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt tổng cộng 2,7 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.
Một điểm đáng chú ý khác là loạt cổ phiếu họ APEC như API, APS và IDJ vẫn đang tăng trần mà chưa tìm ra lý do.
Về phía các cổ phiếu tác động mạnh đến thị trường, VIC – nhóm bất động sản đang dẫn đầu nhóm thúc đẩy đà tăng của chỉ số, xếp sau là GVR. Loạt ngân hàng như VPB, VIB, BID, MBB hay HDB cũng góp phần vào đà tăng hiện tại của chỉ số. Ngược lại, VCB lại tác động tiêu cực nhất lên thị trường, theo sau là VJC, TCB, PLX và DGC…
Khối ngoại sáng nay ghi nhận lực bán áp đáo, giá trị bán ròng hơn 325 tỷ đồng.
Kết phiên giao dịch sáng nay, VN-Index tăng 3,8 điểm, tương ứng 1.243,98 điểm; khối lượng giao dịch đạt hơn 294.685 triệu đơn vị, tương ứng hơn 7 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 211 mã tăng giá, 92 mã tham chiếu và 176 mã giảm giá.
Rổ VN30 tăng 6,35 điểm, ở mức 1.278,88 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 97.568 triệu đơn vị, tương ứng hơn 3,1 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 21 mã tăng 3 mã tham chiếu và 6 mã giảm.
HNX-Index tăng 0,63 điểm, ở mức 236,99 điểm, khối lượng giao dịch đạt hơn 56.298 triệu đơn vị, tương ứng hơn 913 tỷ đồng. Toàn sàn có 78 mã tăng giá, 64 mã đứng giá và 68 mã giảm giá.
Upcom tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch đạt 25.969 triệu đơn vị, tương ứng hơn 274 tỷ đồng. Toàn sàn có 119 mã tăng giá, 84 mã đứng giá và 97 mã giảm giá.
Thị trường chứng khoán 10/5: giằng co quanh mốc tham chiếu, cổ phiếu công nghệ và thông tin tăng cao | |
Thị trường chứng khoán 8/5: nỗ lực hồi phục bất thành, VN-Index chỉ xanh nhẹ |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại