Thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Danh sách đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 29 gồm có 10 thành viên. Ảnh: giaoduc.net.vn |
Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025; quy định về công tác kiểm tra của Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định số 1489/QĐ-BGDĐT ngày 24/5/2023 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và các quy định pháp luật khác có liên quan. Thời hạn kiểm tra từ ngày 20/2 - 20/3/2025.
Trước đó, Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) được Bộ ban hành ngày 30/12/2024, thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT. Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2/2025. Thông tư được xây dựng với 5 quan điểm và nguyên tắc; đó là: thực hiện Luật Giáo dục năm 2019 và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 41/TTg-QHĐP ngày 10/1/2024; không cấm mà chỉ quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm; việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và thực hiện chương trình môn học của giáo viên.
Cùng với đó, việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm lợi ích của học sinh, không ép buộc; giữ gìn hình ảnh, sự tôn nghiêm của nhà giáo và phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thông tư 29 quy định không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng, là những đối tượng thuộc trách nhiệm của nhà trường: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Đối với quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Thông tư 29 quy định: tổ chức cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của học sinh phải thực hiện đúng các quy định về pháp luật liên quan (đăng ký kinh doanh, khai báo hoạt động, cung cấp thông tin liên quan với chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật); giáo viên đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh của mình trên lớp…
Tại Thông tư 29, quan điểm của Bộ GD&ĐT là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm. Thay vào đó, sau giờ học các môn theo chương trình, học sinh có thời gian, không gian để tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao, mỹ thuật, âm nhạc… giúp các em phát triển toàn diện về nhân cách, lối sống, ý thức trách nhiệm và khả năng hòa nhập với xã hội.
Theo Bộ GD&ĐT, để công tác quản lý dạy thêm, học thêm hiệu quả, ngoài những đổi mới về quản lý còn cần sự thay đổi trong nhận thức của cả xã hội. Vì thế, cần nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý việc dạy thêm, học thêm, như: giải pháp hành chính, giải pháp chuyên môn, giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trường học, giải pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra; giải pháp tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức tự tôn, tự trọng của giáo viên để nói “không” với dạy thêm không đúng với quy định. Ngoài ra, một điều quan trọng nữa là chính sách để bảo đảm đời sống cho nhà giáo.
![]() | Chính thức ban hành quy định về dạy thêm, học thêm |
![]() | Hà Nội khẩn trương xây dựng dự thảo quản lý dạy thêm, học thêm |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại