Tết Việt về trên phố
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHình ảnh người dân đi mua sắm, chuẩn bị đón Tết 2022. Ảnh: Khánh Huy |
Ngày 7/1, tại Không gian bích họa phố Phùng Hưng, có chương trình giao lưu nghệ thuật, diễn xướng dân gian múa xòe, khua luống, hát giao duyên của đồng bào dân tộc Thái. Tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ), có biểu diễn âm nhạc truyền thống, giới thiệu nghệ thuật Đàn ca tài tử Nam Bộ,…
Ngày 8/1, công chúng Thủ đô có thể tham gia hoạt động rước lễ vật, cáo yết thành hoàng, dựng cây nêu và giao lưu diễn xướng dân gian 3 miền tại đình Kim Ngân (40-42 Hàng Bạc).
Tham gia Chương trình văn hóa Tết Việt - Tết phố năm nay còn có các đoàn nghệ thuật từ Bạc Liêu, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hải Phòng, mang theo di sản Đờn ca tài tử Nam Bộ, ca Huế, múa xòe, hát xoan, múa hát cửa đình…, góp phần làm phong phú các hoạt động tôn vinh quảng bá di sản dịp đầu năm mới tại Khu phố cổ Hà Nội.
Để có những trải nghiệm thú vị về Tết trong cung đình ngày xuân, công chúng có thể tham quan Trưng bày “Cung đình ngày xuân” do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức từ ngày 1/1/2023, nhằm phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long xưa tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Không gian trưng bày Tết Nguyên đán truyền thống sẽ tái hiện không khí đón Tết thiêng liêng, đầm ấm cùng những tập tục đẹp chỉ xuất hiện trong ngày Tết dân tộc, như: Tục cúng gia tiên, tục treo tranh, câu đối, tục chúc Tết, xin chữ đầu năm, mừng tuổi,…
Ngày 14/1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội ra mắt giới thiệu tới công chúng và du khách sự độc đáo, tôn nghiêm của lễ Tết cung đình. Trong đó, Lễ Chính đán là một trong những nghi thức quan trọng, thể hiện mong muốn phồn thịnh của quốc gia, trường tồn của dân tộc, tạo ra một không khí đầu xuân, một sự khởi đầu mới với niềm hy vọng mang những dự báo tốt đẹp cho năm mới. Lễ Chính đán có xuất xứ từ thời Lê, thường diễn ra vào ngày mồng một Tết, với nghi thức các xứ trong cả nước dâng biểu chúc mừng nhà vua và vua ban yến, thưởng tiền cho bá quan văn võ.
Khu trưng bày giới thiệu Lễ Chính đán sẽ có 3 điểm nhấn. Đó là hệ thống tranh vẽ phỏng dựng nghi lễ trong cung đình Thăng Long thời Lê, không gian phỏng dựng nghi thức các quan dâng biểu chúc mừng nhà vua năm mới thêm hưởng phúc lành, sống lâu muôn tuổi và cuối cùng là nghi thức ban thưởng tiền xuân thông qua bộ sưu tập tiền thưởng cổ thời Cảnh Hưng.
Tham gia các chương trình, công chúng sẽ hiểu hơn về những giá trị văn hóa truyền thống, tập tục đón Tết lâu đời của dân tộc, qua đó, nhân lên ý thức, trách nhiệm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của đất nước.
Đào sum suê cành lá xuống phố phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 | |
Mùa hoa bách nhật về trên phố Hà Nội |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại