Tạo sự đồng bộ trong thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSở Tư pháp TP tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở. Ảnh: Bạch Dương |
100% quận, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó GĐ Sở Tư pháp TP cho biết, trên cơ sở quy định tại Quyết định 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư 09/2021/TT-BTP, hiện nay Sở Tư pháp được giao nhiệm vụ là cơ quan đầu mối, tham mưu giúp UBND TP triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn TP. Ngày 26/12/2022, Sở Tư pháp đã phối hợp Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo thực hiện nhiệm vụ công nhận, đánh giá xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội đối với 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP.
Đến nay, có 30/30 quận, huyện, thị xã đã hoàn thành thủ tục công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Kết quả có 556/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 96,03%. Trong đó, có 17 quận, huyện, thị xã có số phường, xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100% như: Thạch Thất, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Sơn Tây, Hoàng Mai, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Phú Xuyên, Thanh Trì, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Ba Vì, Đan Phượng, Long Biên, Phúc Thọ, Thanh Oai.
Các quận, huyện có số phường, xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ thấp như: Sóc Sơn (21/26 xã, thị trấn), Mê Linh (16/18 xã, thị trấn), Quốc Oai (18/21 xã, thị trấn), Gia Lâm (18/20 xã, thị trấn), Ứng Hòa (27/29 xã, thị trấn), Cầu Giấy (7/8 phường), Thanh Xuân (16/17 phường) Hoài Đức (19/20 xã, thị trấn), Đống Đa (20/21 phường), Mỹ Đức (21/22 xã, thị trấn), Đông Anh (23/24 xã, thị trấn), Thường Tín (28/29 xã, thị trấn), Chương Mỹ (30/32 xã, thị trấn).
Có 23/579 xã, phường, thị trấn không đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (chiếm tỷ lệ 3,97%). Tại các xã, phường, thị trấn không đạt chuẩn tiếp cận pháp luật do có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền bị xử lý kỷ luật do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ.
Tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất
Thực hiện Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/8/2022 ban hành Hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tiêu chí quận, thị xã, TP đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, TP thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND TP Hà Nội ban hành văn bản số 3283/UBND-NC ngày 05/10/2022 hướng dẫn tiêu chí tiếp cận pháp luật và triển khai thực hiện Quyết định số 1723/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về tiêu chí tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, theo đó đã giao UBND cấp huyện công nhận mô hình điển hình về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.
Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Hướng dẫn số 226/HD-SNN ngày 18/10/2022 về phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 (trong đó nội dung đánh giá, chấm xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật - tối đa 1 điểm thuộc mục 18.4 tiêu chí 18 về Hệ thống chính trị và và tiếp cận pháp luật); Hướng dẫn số 227/HD-SNN ngày 18/10/2022 về phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 (trong đó nội dung Tiếp cận pháp luật là một tiêu chí riêng - Tiêu chí 16 (tối đa 3 điểm)) theo quy định hiện hành.
Sở Tư pháp cũng đã ban hành văn bản số 2741/STP-PBGDPL ngày 11/10/2022 về việc triển khai thực hiện một số nội dung theo Quyết định số 1723/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp, chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội là đầu mối tổng hợp thông tin về trợ giúp pháp lý (phối hợp UBND cấp xã để tổng hợp thông tin về tổng số người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý, tổng số người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý có yêu cầu trợ giúp pháp lý trong năm).
Trong năm 2022, Sở Tư pháp đã tiến hành thẩm định, đánh giá mức độ đạt tiêu chí về tiếp cận pháp luật trong tiêu chí chấm xã nông thôn mới nâng cao đối với 46 xã thuộc các huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội. Từ tháng 1/2023 đến nay đã tiến hành thẩm định, đánh giá mức độ đạt tiêu chí về tiếp cận pháp luật trong tiêu chí chấm xã nông thôn mới nâng cao năm 2022 đối với 32 xã thuộc các huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội.
Bà Phạm Thị Thanh Hương cho biết: “Sở Tư pháp cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho chính quyền và người dân ở cơ sở trong triển khai nhiệm vụ được giao; phát Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về Chuẩn tiếp cận pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành tới 30/30 quận, huyện, thị xã thuộc TP Hà Nội”. |
“Đo” sự hài lòng của người dân làm tiêu chí để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật | |
18 phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật | |
Hà Nội: Chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 96,03% |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại