Tại sao Đức không thể tham gia các vấn đề tài chính của EU?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênỦy viên châu Âu về Hành chính và ngân sách, Johannes Hahn. Ảnh: RT |
Chính phủ Đức hiện không thể tham gia vào các cuộc thảo luận tài chính của EU, Johannes Hahn - Ủy viên châu Âu về Hành chính và ngân sách cho biết vào ngày 1/12. Ông tiết lộ thêm rằng do phải bận tâm với tình hình trong nước, Berlin không thể đưa ra các cam kết về tài trợ nguồn lực cho Brussels.
Đầu năm nay, cùng với một số quốc gia thành viên khác, Đức đã phản đối yêu cầu của Ủy ban châu Âu (EC) về việc cấp thêm 66 tỷ Euro (72 tỷ USD) để trang trải các chi tiêu bất ngờ, cũng như đề xuất Brussels nên cắt giảm ngân sách cho một số lĩnh vực khác.
Đức đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt tài chính nghiêm trọng sau khi vào tháng trước, Tòa án Hiến pháp ra phán quyết bác bỏ đề xuất của Thủ tướng Đức Olaf Scholz về việc chuyển khoản ngân sách chưa giải ngân gần 60 tỷ Euro (65 tỷ USD), vốn trước đó nhằm hỗ trợ đối phó đại dịch Covid-19, sang dành cho Quỹ chống Biến đổi Khí hậu.
Ông Johannes Hahn cho biết nền kinh tế lớn nhất trong Liên minh châu Âu (EU) cần phải có trách nhiệm đặc biệt và nếu không có sự tham gia của Đức, khối sẽ không thể đi đến bất kỳ kết luận nào.
Vị quan chức này cũng bác bỏ các đề xuất trước đây của một các nhóm các quốc gia thành viên EU do Đức dẫn đầu, kêu gọi Brussels tái triển khai các nguồn vốn hiện có để tài trợ cho các ưu tiên mới. Ông lập luận rằng điều này khó có thể thực hiện trên thực tế khi ngân sách EU đang trong ngưỡng báo động đỏ.
Đây cũng là một trong những vấn đề chính trong chương trình nghị sự tại thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu vào ngày 14-15/12.
Sắp tới, khoảng 17 tỷ euro sẽ được Ủy ban châu Âu cam kết chuyển đến Ukraine.
Tháng trước, Bộ trường Tài chính Ukraiine Sergey Marchenko cảnh báo rằng Kiev cần nguồn tài chính khẩn cấp từ đầu năm 2024 để bù đắp thiếu hụt ngân sách lên đến 29 tỷ USD nếu không quốc gia này sẽ đứng trước nguy cơ khủng hoảng tài chính.
Cũng trong tháng 11, Reuters dẫn lời một số quan chức cho biết nhiều quốc gia thành viên, trong đó có Đức, đã thể hiện những hoài nghi đối với khoản viên trợ quân sự 20 tỷ Euro (21,4 tỷ USD) của Brussels cho Ukraine trong 4 năm tới. Một quan chức trả lời trước báo giới rằng khả năng thông qua những đề xuất của Giám đốc chính sách đối ngoại EU Josep Borrell về khoản viện trợ này được thông qua đang giảm dần.
Cuối tháng trước, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Linder cho biết nước này đang phải đối mặt với khoản thiếu hụt 17 tỷ Euro (18,66 tỷ USD) trong ngân sách năm 2023 sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp.
Kinh tế Eurozone đối mặt với nguy cơ suy thoái mạnh |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại