Thứ hai 29/04/2024 22:16

Sửa Luật Thủ đô: Cần bổ sung mục tiêu phải có cạnh tranh quốc tế

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phiên họp thứ 26, sáng 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Pháp luật và Xã hội xin giới thiệu ý kiến của ông Trần Thanh Mẫn - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội...
Sửa Luật Thủ đô: Cần bổ sung mục tiêu phải có cạnh tranh quốc tế
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Hồng Thái

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ sự đồng tình rất cao, kỳ họp tới là kỳ họp thứ 6 sẽ thảo luận Luật Thủ đô (sửa đổi) với một bộ tài liệu chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng, chu đáo.

Ông Trần Thanh Mẫn nêu, sửa luật lần này với mong muốn làm sao Hà Nội phải có cơ chế đặc thù, có thể vượt trội hơn những địa phương khác, để Hà Nội bứt phá đi lên. Luật Thủ đô năm 2012 vẫn thực hiện có hiệu quả nhưng muốn hơn luật của năm 2012 để làm sao đảm bảo được các chủ trương, nghị quyết của Đảng đã ban hành đưa vào đây, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đồng tình với quan điểm trong tờ trình,

Tuy nhiên, về mục tiêu, Nghị quyết 15-NQ/TW có xác định, Thủ đô Hà Nội hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh với các khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển khu vực. Do đó, cần bổ sung mục tiêu phải có cạnh tranh quốc tế để trong thực hiện mục tiêu. Đơn cử, cán bộ của Hà Nội sắp tới phải được đào tạo, chuẩn hóa như thế nào để ngang tầm với các thành phố ở trên thế giới;

Thứ hai là đầu tư cơ sở hạ tầng như thế nào để Hà Nội ngang tầm với các thành phố trên thế giới.

Thứ ba là Hà Nội quyết định những phân cấp, phân quyền như thế nào, Trung ương phân cấp cho Hà Nội, Hà Nội phân cấp xuống cho các sở, ngành, các quận, huyện.

Quy định về cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô là phải đảm bảo phù hợp với chủ trương, đường lối, Hiến pháp của năm 2013.

Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu quản trị Thủ đô, đô thị loại đặc biệt. Quốc hội đã áp dụng cho TP Hồ Chí Minh vừa qua là Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh. Đối với sửa luật lần này của Thủ đô Hà Nội, cần gấp nhiều lần so với quyết định của TP Hồ Chí Minh để Hà Nội phát triển.

Thứ hai là cơ chế, chính sách đặc thù phải đồng bộ, toàn diện, khắc phục ngay những khó khăn, vướng mắc, bất cập đang cản trở sự phát triển của Thủ đô, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

“Tôi quan tâm giáo dục mầm non, đào tạo phổ thông trung học công lập, giao thông đô thị, cảnh quan, môi trường đô thị. Người ta nói những thành phố trên thế giới đáng đi du lịch, trong đó có Hà Nội. Nếu cảnh quan, môi trường đô thị sáng - xanh - sạch đẹp cộng với những danh lam thắng cảnh thì Hà Nội xứng tầm là một nơi để các nước trên thế giới đến ở, đến tham quan, du lịch” - ông Trần Thanh Mẫn nêu.

Thứ ba, phải tiếp tục rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù cho phù hợp. Ở đây phân cấp, phân quyền đủ mạnh, song cần rõ cơ chế, rõ trách nhiệm, rõ cơ chế kiểm soát quyền lực.

Phân cấp thì phải chịu trách nhiệm; hay phân quyền thì chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo Luật Đầu tư, Luật Công nghệ cao; giữa trung ương, thành phố; giữa các cấp chính quyền thành phố để có sự chủ động tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, phát triển Thủ đô.

Chúng ta nói, Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại với tinh thần cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước. Do vậy, cần tham khảo áp dụng thí điểm cho 10 địa phương trong cả nước, trong đó có Hà Nội. Lần này phải làm sao đưa vào để Hà Nội có thể phát triển vượt trội, đảm bảo để Luật Thủ đô lần này sửa đổi cho thấy những cơ chế, chính sách được mở ra, phân cấp, phân quyền cho Hà Nội.

Nhất trí với quan điểm Thủ đô cần có các chính sách đặc thù vượt trội để đem lại những kết quả đột phá Nhất trí với quan điểm Thủ đô cần có các chính sách đặc thù vượt trội để đem lại những kết quả đột phá
Có những nội dung mới được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô Có những nội dung mới được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội giữ nguyên các quận, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm

Hà Nội giữ nguyên các quận, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm

UBND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, mà vẫn giữ nguyên 30 quận, huyện, thị xã như hiện nay.
Cần có quy định về khai thác hai bên dòng sông

Cần có quy định về khai thác hai bên dòng sông

Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có các quy định về khai thác các dòng sông theo hướng quy định về căn cứ hình thành các hành lang gồm: hành lang mặt nước bảo vệ dòng chảy thường xuyên; quy định hành lang thoát lũ vào mùa lũ; hàng lang bảo vệ để ngăn lũ. Có như thế, các dòng sông chảy qua địa bàn Thủ đô mới trở thành các trục cảnh quan, không gian phát triển.
Cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20

Cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20

Ngày 26/4/2024, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, đã cùng Trưởng SOM, Trưởng đoàn các nước ASEAN và Nga tham dự Cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20 tại thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga.
Hà Nội gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Hà Nội gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Ngày 4/5, Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân với sự tham dự của 245 đại biểu, đại diện cho hơn 2.000 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ của TP Hà Nội.
Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Từ phim truyện “Ký ức Điện Biên” đến phim tài liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, “Ký ức những người truyền lửa”, “Đồng hành cùng lịch sử”,… đã tái hiện những thước phim hào hùng về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” tới đông đảo công chúng.
Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Đại biểu Thích Bảo Nghiêm cho rằng, tiềm năng tri thức, nhân lực chất lượng cao của Hà Nội là rất lớn bởi có gần 70% tri thức cả nước, có gần 80 trường Đại học và nhiều Viện Nghiên cứu Quốc gia. Do đó, cần được tập hợp, phát huy lợi thế và xem xét bổ sung như bố trí ngân sách, ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm,...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động