Thứ sáu 22/11/2024 07:37
Thương vụ mua lại Twitter trị giá 43 tỷ USD của Elon Musk

Sự thực đằng sau tuyên bố vì tương lai của quyền tự do ngôn luận?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Elon Musk - Giám đốc điều hành của Tesla đã đưa ra mức giá 43 tỷ USD để thâu tóm Twitter và ông đã nộp hồ sơ lên Ủy ban Giao dịch chứng khoán Mỹ, điều đó chứng tỏ thương vụ này là nghiêm túc.
Sự thực đằng sau tuyên bố vì tương lai của quyền tự do ngôn luận?
CEO Tesla (trái) trả lời phỏng vấn của TED.

Elon Musk có đủ "ài sản ròng để thực hiện thương vụ tỷ đô Twitter?

Cuộc mua bán chứng khoán đang làm nóng giới mê công nghệ toàn thế giới mới nhất đang diễn ra giữa người giàu nhất thế giới với một nền tảng mạng xã hội ngày 14/4. Elon Musk công bố về việc muốn mua lại Twitter kèm theo hồ sơ gửi Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ. Giá cổ phiếu Twitter trong ngày đề nghị được đưa ra duy trì ở mức 45 USD.

Trả lời phỏng vấn của TED2022 trong clip chia sẻ về “có gì trong đầu của Elon Musk” ngày 15-4, vị tỷ phú lớn nhất thế giới đã giải thích lý do vì sao mình muốn mua lại toàn bộ mạng xã hội Twitter, thay vì chỉ đóng vai trò cổ đông lớn nhất như hiện nay.

Qua đó, Musk sẽ có kế hoạch biến Twitter trở thành một nền tảng mạng xã hội mở cho tất cả các nội dung và quan điểm, miễn là các nội dung đó không vi phạm pháp luật. Điều này mở rộng quyền tự do ngôn luận lên một mức cao hơn. Trước đó, đã có những tài khoản Twitter bị khóa vĩnh viễn, và có vẻ Musk phản đối điều này.

"Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải có phạm vi cho tự do ngôn luận. Điều thực sự quan trọng là mọi người nhận thức được rằng họ có thể tự do phát biểu mọi thứ trong giới hạn của pháp luật", Elon Musk nói. "Một dấu hiệu tốt để biết liệu chúng ta có quyền tự do ngôn luận hay không là khi ai đó mà bạn không thích được phép nói điều gì đó mà bạn ghét. Và nếu đúng như vậy thì chúng ta có quyền tự do ngôn luận".

Cũng tại cuộc trả lời phỏng vấn trên TED2022 diễn ra tại Vancouver, người đàn ông giàu nhất hành tinh nói rằng, "chưa chắc" sẽ mua toàn bộ Twitter. Nhiều lập luận cho rằng, Musk có thể không đủ nguồn vốn cho thương vụ mua Twitter kể trên. Đáp lại câu hỏi trên tại hội nghị TED, Musk khẳng định: "Tôi có đủ tài sản. Tôi có thể làm nếu lời đề nghị mua lại được chấp nhận”.

Elon Musk cho biết ông không đặt nặng vấn đề kinh tế lên hoạt động kinh doanh của Twitter. Điều người giàu nhất hành tinh mong muốn là việc đảm bảo Twitter vẫn là một nền tảng đáng tin cậy cho nền dân chủ, thứ phản ánh tầm nhìn của ông với nền tảng mạng xã hội này.

"Đây không phải là câu chuyện kiếm tiền", Elon Musk trả lời TED. "Ý tưởng trong đầu tôi là có một nền tảng cộng đồng được tin tưởng tuyệt đối và phủ sóng rộng rãi, đây là điều cực kỳ quan trọng đối với tương lai của nền văn minh". Những chia sẻ này thống nhất với cách vị tỷ phú này công bố về việc của bản thân là không sở hữu bất động sản, thu nhập lương 0 đồng và nhiều điều khác. Nhưng liệu có phải chỉ như vậy?

Quyền tự do ngôn luận có phải lý do thực sự?

Hãy đợi một chút, liệu có thật lý do đằng sau thương vụ mua lại 100% cổ phiếu Twitter là vì đảm bảo tương lai về quyền tự do ngôn luận trên internet như cách Musk thể hiện không? Chúng ta biết rằng, trước đó, Elon Musk đã mua lại 73 triệu cổ phiếu của Twitter, tương đương với 9,2% cổ phần tại mạng xã hội này, đưa Elon Musk trở thành cổ đông lớn nhất Twitter, vượt xa cả cổ phần mà nhà sáng lập Jack Dorsey đang nắm giữ.

Musk hoàn toàn có cơ hội được gia nhập hội đồng quản trị điều hành Twitter. Thực tế trước đó, công ty này cũng đã có thư mời vị tỷ phú tham gia có được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị của Twitter với tư cách người sở hữu nhiều cổ phiếu nhất công ty nhưng bị vị tỉ phú từ chối. Như vậy quyền lực để thay đổi chính sách về tự do ngôn luận Twitter vốn đã nằm trong tay của Elon Musk nhưng ông vốn không mặn mà với điều này.

Vậy thì lý do thực sự đằng sau là gì. Chúng ta được biết, Elon Musk là một nhà lãnh đạo đại tài, có tầm nhìn và khả năng phát triển thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ. Trước đây, ông đã từng mua lại ghế chủ tịch hội đồng quản trị của Tesla và SpaceX khi nó còn là một doanh nghiệp chưa ai biết đến chứ không phải người sáng lập. Lần này, lịch sử có lập lại với Twitter không?

Sự thực đằng sau tuyên bố vì tương lai của quyền tự do ngôn luận?
Nhà đồng sáng lập Tesla không còn giữ lượng cổ phiếu đáng kể của doanh nghiệp do chính mình tạo ra.

Năm 2003, chính Martin Eberhard và Marc Tarpenning đã cùng nhau thành lập Tesla nhưng đến khi công ty này trở thành doanh nghiệp ô tô điện có vốn hóa lớn nhất thế giới thì cổ phiếu của các nhà sáng lập này chẳng còn là bao. Tỷ phú Elon Musk đã biến tầm nhìn của Eberhard và Tarpenning trở thành hiện thực nhưng về mặt tài sản thì lại khác. Chỉ có Elon Musk đã nắm trong tay toàn quyền kiểm soát Tesla thông qua việc đều đặn nâng cao số cổ phần của mình trong loạt 9 vòng gọi vốn trước khi Tesla chính thức IPO vào năm 2010. Thậm chí tới bây giờ, cổ phần của Elon Musk vẫn tiếp tục tăng lên khi vị tỷ phú này nhận được cổ phiếu thưởng hàng quý – trị giá hàng tỷ USD - thay cho tiền lương.

Một điều tương tự với Twitter là Elon Musk đã từng biến Tesla và SpaceX trở thành một công ty tư nhân với lời giải thích rằng đó là “con đường tốt nhất phía trước”, bởi vì trở thành một công ty tư nhân sẽ giúp Tesla tránh khỏi những rắc rối từ sự biến động giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, trở thành công ty tư nhân cũng sẽ giúp Tesla phát triển tốt hơn về lâu dài, thay vì ngắn hạn.

Cụ thể, là công ty cổ phần sẽ phải báo cáo kế hoạch kinh doanh từng quí cho các cổ đông, còn doanh nghiệp tư nhân thì không. Hiện tại chúng ta đều thấy, tất cả doanh nghiệp trên đều quay lại là công ty cổ phần và biến vị tỷ phú giàu càng giầu hơn, cụ thể là thành người giàu nhất hành tinh. Theo thống kê của Forbes, tài sản của Elon Musk khoảng 264,6 tỷ USD.

Chúng ta cần biết rằng, với tình hình hiện tại, giá mỗi cổ phiếu Twitter được đề nghị là 54,20 USD. Mức giá này đã tăng 54% so với thời điểm 1 ngày trước khi Elon Musk đầu tư vào Twitter và tăng 38% so với thời điểm khoản đầu tư này được công bố. Với sự phân tích của các chuyên gia, cổ phiếu Twitter thậm chí có thể đạt mốc 100 USD/cổ phiếu. Kịch bản tương tự với Tesla và SpaceX hoàn toàn có thể được Elon Musk dựng lại trong trường hợp Twitter.

Hiện tại Hội đồng quản trị của Twitter vẫn đang xem xét lời đề nghị của vị tỉ phú và chưa đưa ra câu trả lời. Trước đó, Elon Musk đề cập trên chính tweet của bản thân rằng mạng xã hội nay liệu có đang chết dần khi hầu hết các chủ nhân tài khoản nhiều theo dõi nhất thế giới gần như ngừng hoạt động như Taylor Swift. Chúng ta có thể thấy ông nghiêm túc trong việc nghiên cứu, phân tích mạng xã hội này đồng thời tìm cách để cải thiện hoạt động của Twitter.

Nhà sáng lập Tesla đã từng phát biểu rằng "không hối hận" và "hài lòng" với sự phát triển của công ty dưới bàn tay phù thủy của Elon Musk. Nếu vị tỷ phú thành công trong thương vụ Twitte, biến Tesla và SpaceX thành các siêu doanh nghiệp nghìn tỷ đô la Mỹ, liệu các cổ đông hiện tại cũng sẽ ngậm ngùi mà tuyên bố hài lòng không?

Chí Tùng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động